Trước đây, mít được xem là loại cây cho bóng mát vì tán lá dài, rộng và thân cao. Dần dà người dân phát hiện ra quả của chúng cũng hữu ích không kém, múi mít và xơ mít có thành phần dinh dưỡng cao, mùi thơm đặc biệt hấp dẫn. Các loại mít ưa chuộng như mít thái, mít nghệ, mít tố nữ…được nghiên cứu và gieo trồng rộng rãi, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Mời các vị đọc giả tham khảo bài đọc dưới đây để hiểu thêm về các loại mít ưa chuộng ở VIệt Nam nhé!
Một số giống mít tiêu biểu tại Việt Nam
Ngoài các giống mít ngoại lai, nhiều năm trước Việt Nam còn có một giống mít cổ truyền rất được yêu thích. Tuy nhiên, năng suất trái không bằng các giống cao sản. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đặc điểm của các giống mít đặc biệt nhé.
1. Giống mít cổ Việt Nam:
Giống mít cổ truyền Việt Nam hay còn gọi là “mít ta” có sức sống mãnh liệt. Quả mít già có thể nặng từ ba ký đến gần mười ký. Tỷ lệ hạt chiếm khoảng 15%, tỷ lệ múi chiếm từ 28%. Do múi và hạt khá ít nên năng suất thu hoạch không đáng kể. Giống mít này ruột vàng và ẩm (không quá khô như mít Thái nhưng cũng không ướt như mít tố nữ). Ăn giòn, ngọt vừa, thơm đậm.
Đã từ lâu giống mít nhà này không còn được bày bán trên thị trường mà chỉ dùng làm trái cây trong gia đình. Các hộ nông dân cũng chỉ giữ lại một vài cây gốc còn khỏe, thay vào đó là các giống mít cao sản, cho tỷ lệ múi to dày và ngọt hơn.
2. Giống mít Thái:
Ưu điểm của giống mít này là múi to vàng, khô ráo, hạt vừa. Đây là loại mít cho năng suất tốt nhất, thường được dùng để xuất khẩu làm mít sấy giòn hoặc mít dẻo. Mít Thái có vị ngọt nhẹ, đôi khi hơi nhạt nhưng múi lại giòn và ngon. Mùi hương cũng không được đậm đà như mít cổ truyền.
Mít Thái – Vinfruits
Cây trưởng thành có thể cao đến 20m, tán rộng, lá thuông dài. Quả mít chín nặng từ 6 – 12kg với tỷ lệ múi lên đến 35%. Một cây mít trưởng thành có thể đậu từ 100 – 150 trái/năm, tạo nguồn thu nhập đáng kể.
Mít Thái được trồng nhiều ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Giống mít không kén đất, cho thu hoạch cao. Nhiều nông dân đầu tư trồng mít cáo sản được các công ty thu mua trợ vốn, mang đến lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.
3. Giống mít ruột đỏ:
Đặc điểm nhận biết của giống mít này là múi có màu cam đỏ (trong khi xơ mít vẫn có màu vàng đặc trưng). Đây là một trong những giống mít ngoại lai được nhập từ Thái Lan. Do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu Việt Nam nên năng suất đều và ổn định.
Mít ruột đỏ – Vinfruits
Nếu so sánh với mít Thái thì Mít ruột đỏ cho múi mềm, ướt và đậm vị hơn hẳn. Trái trung bình từ 10 – 12kg, một số trái to đến hơn 15kg, cây cho trái khá đều quanh năm. Đây là giống mít có thể tiêu thụ trong nước nhờ màu sắc đặc biệt và hương vị đặc trưng. Do sản lượng vừa phải và cũng chưa được nhân giống rộng rải trong nước nên không nằm trong danh mục xuất khẩu.
Hiện nay trên thị trường vẫn có một số địa chỉ chuyên kinh doanh giống Mít ruột đỏ nhập khẩu trực tiếp từ Thái. Nếu có điều kiện bạn hãy nếm thử loại trái cây đặt biệt này để có thêm nhiều trải nghiệm mới nhé.
4. Giống mít tố nữ:
Mít Tố Nữ – Được mệnh danh là “Nữ hoàng của các loài mít”. Đây là giống cây trồng nhiều nhất ở Long Khánh, Đồng Nai, được khách du lịch xem như đặc sản vùng miền. Mít Tố Nữ nổi tiếng lâu đời, vỏ xanh tươi, gai nhỏ. Trung bình một trái mít chín có cân nặng từ 1-6kg, cho tỷ lệ múi lên đến 45%.
Mít Tố Nữ – Vinfruits
Điểm đặc biệt khi thưởng thức loại mít này là múi mít tập trung quanh lõi, chỉ cần bổ đôi rồi cầm cuống lên là chúng ta có thể thấy được hết các múi của quả. Múi mít tròn, hạt to, thịt mỏng nhưng vàng ươm và ngọt lịm, mít Tố Nữ hơi dai và đậm nước nên cần lưu ý khi cho trẻ con ăn vì dễ mắc cổ.
Giống mít Tố Nữ này rất dễ trồng nên được đông đảo bà con nông dân ưa chuộng, chúng có thể sống ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, không kén đất, không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn cho năng suất cao và lợi nhuận tốt.
5. Giống mít ướt:
Mít Ướt hay còn được gọi là Mít Nhão. Đây là giống cây tương tự như Mít Tố Nữ nhưng có những đặc điểm nổi bật riêng. Mít Ướt cho quả lớn hơn, các múi không bám chặt vào cuống như Mít Tố Nữ, ít mủ, vị nhạt hơn nhưng bù lại các múi mít ăn rất mềm, thích hợp cho trẻ em và những người lớn tuổi.
Mít Ướt có màu vàng ươm, và mùi thơm thoang thoảng. Tuy ngày nay có rất nhiều loại mít nhập khẩu khác được bán ngoài thị trường nhưng Mít Ướt vẫn luôn được lòng người tiêu dùng nhờ sự “mềm mại” có một không hai của chúng.
6. Giống mít nghệ:
Mít nghệ cũng là một giống mít ngoại lai, được nhập về từ Ấn Độ. Ngày nay, mít nghệ được trồng nhiều ở các vùng Nam Trung Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long, Nghệ An, Hà Tĩnh…
Cây cho trái quanh năm nhưng thường các nhà vườn chỉ để hai, ba vụ/năm để đảm bảo chất lượng. Tuy thời gian vun trồng từ cây con đến khi thu hoạch lâu hơn so với vài loại mít khác nhưng bù lại chất lượng của giống mít này lại thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.
Mít Nghệ – Vinfruits
Một trái mít nghệ chín có khối lượng khoảng 7-10kg, cho ra 9-10 trái/vụ. Múi mít dày, to, ít xơ, màu vàng cam như màu nghệ và ăn có độ ngọt vừa đọng lại nơi đầu lưỡi. Múi mít nghệ khi thưởng thức có cảm giác giòn giòn gây kích thích vị giác hơn. Giá thị trường cho 1kg mít khoảng từ 12.000đ – 15.000đ nên khá được ưa chuộng trong thị trường Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, giống mít này không những được ăn tươi mà còn được dùng để xuất khẩu thành các sản phẩm khác nhau như các sản phẩm mít sấy chúng ta hay thấy ở các siêu thị.
Thành phần dinh dưỡng của mít
Nhiều người hay quan niệm ăn nhiều mít sẽ gây nóng, mụn nhọt, nhiệt miệng,…nhưng thật ra trong trái mít có rất nhiều thành phần dinh dưỡng khá quan trọng. Chúng ta hãy cùng điểm qua nhé!
Hàm lượng chất xơ có trong múi mít và xơ mít chiếm đến 62% tổng trọng lượng trái (phần còn lại là vỏ ngoài, đường, nước, carb trong hạt). Ăn mít giúp bạn bổ sung lượng chất xơ còn thiếu mỗi ngày thay cho rau xanh và các loại củ quả khác.
Lưu ý khi ăn mít
Lượng đường trong mít giúp giảm hấp thụ cholesterol xấu, giảm mỡ máu, nguyên nhân gây các bệnh thoái hóa, tiêm mạch. Ngoài ra, múi mít còn chứa các loại protein, vitamin A giúp sáng mắt, vitamin C tăng đề kháng cho cơ thể.
Mít là một loại trái cây thơm ngon và hấp dẫn, ngoài múi mít tươi thì xơ mít, hạt mít còn có thể dùng để chế biến các món ăn thú vị khác. Cũng giống như các loại thực phẩm thông thường khác, bạn nên tiêu thụ một lượng mít vừa phải mỗi tuần để tránh việc “quá tải” khi dung nạp các chất dinh dưỡng có trong mít nhé!
Múi Mít – Phần “CHẤT LƯỢNG” nhất của trái mít
Các múi mít thông thường có hình dạng thuôn dài tương tự nhau tầm 7-12cm. Tùy vào từng giống mít mà chúng có màu sắc và hương vị cũng như hình dáng hạt khác nhau. Nhưng đa số các múi mít có màu từ vàng ươm đến vàng cam rất bắt mắt, hương vị thơm thoang thoảng nhẹ nhàng như mít Tố Nữ đến thơm đậm đà nồng nàn như Mít Thái. Nhìn chung các múi mít khi ăn đều cho cảm giác dai giòn, nhai sựt sựt, vị ngọt bùi rất thích hợp cho các món tráng miệng cũng như các món ăn vặt khi cả gia đình, hoặc bạn bè quây quần bên nhau, vừa trò chuyện vừa thưởng thức các múi mít nồng đượm hòa quyền cùng tách trà nóng buổi xế chiều.
Mít Tố Nữ
- Kiên trì ăn khoảng 3 múi mít mỗi ngày
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, chỉ cần ăn 3-4 múi mít mỗi ngày thì chúng ta đã cung cấp được 11% chất xơ vào cơ thể. Thực ra không có một số liệu chính xác nào cho việc nên ăn bao nhiêu múi mít mỗi ngày, 3 múi mít chỉ là số liệu tương đối cho một khẩu phần ăn lành mạnh. Bạn có thể ăn ít hơn nếu lúc đó quá no và ăn nhiều hơn một chút nếu đang thực sự quá ngon miệng. Nhưng nói chung, vì bản chất mít là loại trái cây có thành phần dinh dưỡng vượt trội không ngờ, đem lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng nên rất được khuyến khích sử dụng hằng ngày.
Có nên ăn mít thường xuyên không?
Mít tốt là vậy nhưng chúng ta cũng cần có chế độ ăn hợp lý và cũng có những đối tượng bệnh nhân không được ăn mít do đặc thù của bệnh. Vì mít chứa thành phần dinh dưỡng quá cao nên những bệnh nhân tiểu đường, gan nhiễm mỡ, suy thận mạn hoặc những người bị suy nhược, sức đề kháng yếu thì không nên ăn mít và gần như nên kiêng tuyệt đối (vì lượng đường trong mít cao có thể gây hại cho gan, thận, tăng huyết áp đột ngột…)Múi Mít Xuất Khẩu
Múi Mít Xuất Khẩu
Một số lưu ý khi ăn mít:
- Không nên ăn mít lúc bụng đói vì như đã đề cập ở trên, lượng đường trong mít sẽ được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn khi đang đói và như thế có thể gây tăng đường đột ngột dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và tệ hơn là đột quỵ Vì thế thời gian hợp lý để dùng những múi mít thơm ngon là 1-2 tiếng sau bữa ăn.
- Không nên ăn mít vào buổi chiều tối.
- Nên ăn với lượng vừa phải 3-4 múi mít mỗi ngày.
- Nên ăn mít kèm với những trái cây khác để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Rượu mít có tác dụng gì?
1. Cách ngâm rượu mít:
- Chọn nguyên liệu: Chọn những quả mít vừa chín tới, không nên quá chín hoặc quá xanh. Tách vỏ, và hạt chỉ lấy múi mít và xé nhỏ thành các sợi dày khoảng 1cm.
- Trộn đường với mít xé nhỏ đã chuẩn bị trước cho đến khi mít và đường hòa quyện vào nhau.
- Tiếp đó, các bạn lấy cơm nếp đã dải sẵn lớp men vào bình rồi tiếp tục dải thêm lớp Mít đã được trộn đều với đường lên trên. Các bạn sẽ tiến hành dải như vậy cho đến khi các nguyên liệu vừa hết, các bạn đậy kín nắp bình lại.
- Có thể sử dụng rượu sau khi đã lên men khoảng 2 tuần là phù hợp. Khi đó, tiến hành đổ thêm rượu trắng 40 độ và tiếp tục ngâm.
2. Công dụng của rượu mít:
- Rượu mít trị bệnh gì, theo đó, Rượu mít có khả năng giúp cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tránh bị đầy bụng hoặc khó tiêu. Nhờ đó, khi uống một chút rượu mít hàng ngày sẽ có thể giúp ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon giấc hơn.
- Không những thế, rượu mít ngâm còn có tác dụng giúp tăng cường các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn và giúp bạn có được một làn da tươi sáng, khỏe mạnh.
Bạn có thể quan tâm:
Xem thêm: ĂN MÍT NON CÓ TỐT KHÔNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN
Xem thêm: QUẢ MÍT MẬT VÀ NHỮNG LỢI ÍCH VỚI SỨC KHỎE
Mít miền Tây, nông sản sạch!
Miền Tây là miền đất hứa cho các cây mít sinh sôi nảy nở. Như chúng ta đã biết, có khá nhiều loại mít được trồng ở miền Tây như mít ướt, mít thái, mít tố nữ,…. nhưng khoảng thời gian gần đây, có một loại mít đang “làm mưa làm gió” ở miền Tây, đó chính là Mít Thanh Sơn. Đây là giống mít mới được cho lai giống bởi ông Nguyễn Thanh Sơn (ngụ tại Bến Tre). Mỗi cây mít thuộc giống này khi trưởng thành có thể cho đến 4-6 quả và mỗi quả nặng trung bình khoảng 20kg, có những quả có thể nặng đến 40kg. Điều hiển nhiên là các múi mít của giống mít Thanh Sơn này rất to, có những múi nặng đến 200g và giá của chúng cũng khá cao, gấp 2- 3 lần so với những loại mít khác. Ông Thanh Sơn cho hay trái mít khi cắt khỏi cây để tầm 7 ngày sẽ chín dần và có thể dùng được, điều này cũng thuận lợi cho việc vận chuyển và phân phối giống mít này ra thị trường.
Bên cạnh Quả mít tươi – mít sấy cũng là một trong những sản phẩm được tiêu thụ mạnh trong nước và quốc tế. Các loại mít đạt tiêu chuẩn để sấy có thể kể đến như mít Thái, mít Nghệ, mít Thanh Sơn,…với ưu điểm múi to dày, màu vàng tươi hấp dẫn. Đà Lạt là một trong những nơi sản xuất mít sấy như một loại đặc sản của xứ sở ngàn hoa, rất nhiều du khách đã ghé mua mít sấy về làm quà tặng cho bạn bè và người thân của mình mỗi dịp ghé thăm nơi đây.
Tác giả: Vinfruits