Từ hàng chục năm nay, giống quýt vàng Bắc Sơn đã nổi tiếng bởi màu vàng của nắng, vị ngọt của núi, hương thơm của gió rừng. Dường như bao tinh tuý của núi rừng Bắc Sơn (Lạng Sơn) đã dồn vào, tạo cho quả quýt có hương vị đặc biệt mà không nơi nào có thể sánh được.
Nghe hấp dẫn như vậy, nhưng bạn đã biết vì sao loại trái cây này lại trở thành đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương? Hãy cùng Vinfruits tìm hiểu những điểm đặc biệt biến giống quýt núi rừng này trở thành loại trái cây nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng nhé.
Quýt vàng Bắc Sơn – hành trình trở thành đặc sản
Theo người dân ở huyện Bắc Sơn, cách đây trên 100 năm, cây quýt vàng được trồng ở vườn nhà hoặc các thung lũng trong huyện. Quýt là loại quả bổ dưỡng nên người dân chủ yếu trồng để ăn trái và dùng làm dược liệu.
Trái quýt vàng Bắc Sơn
Đến cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước, thay vì trồng để tự cung tự cấp, người dân đã đem bán quýt tại các chợ trong tỉnh rồi đến các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Bắc Giang và rất được ưa chuộng.
Từ đó, cây quýt bắt đầu trồng nhiều nhiều ở các xã trong huyện Bắc Sơn như: Nhất Hòa, Nhất Tiến, Vũ Sơn, Chiến Thắng và sau đó mở rộng ra các xã khác như: Bắc Quỳnh Sơn, Tân Hương, Hữu Vĩnh … Quýt được thương lái đến thu mua tấp nập, được đem xuống các chợ miền xuôi bán và dần nổi danh trở thành đặc sản từ đó.
Vị thơm ngon đặc biệt của trái quýt vàng Bắc Sơn.
Không phải tự nhiên giống quýt vàng Bắc Sơn lại nổi danh là loại quýt thơm ngon và trở thành đặc sản.
Quýt vàng Bắc Sơn là loại trái cây phát triển từ tự nhiên, sinh trưởng tốt trong vách đá và khe núi. Chính vì vậy mà thứ quả của giống quýt này hấp thu được trọn vẹn tinh túy từ núi rừng: Vàng màu vàng của nắng, vị ngọt thanh mát từ vùng núi đá vôi hiếm có…
Là thức quả được hưởng trọn vẹn tinh túy từ núi rừng: Vàng màu vàng của nắng, vị ngọt thanh mát từ vùng núi đá vôi hiếm có…
Theo người dân nơi đây, sở dĩ quýt vàng Bắc Sơn thơm ngon đặc biệt là bởi quýt vàng Bắc Sơn được trồng trên một vùng đất đai màu mỡ chủ yếu là đất feranit nâu đỏ hoặc màu vàng, ở độ cao 500 – 700m so với mực nước biển.
Mùi vị của trái quýt vàng Bắc Sơn
Quýt vàng Bắc Sơn có những đặc điểm như:
- Khi chín có màu vàng sáng
- Vỏ mỏng
- Múi quả căng mọng
- Ít hạt
- Rất ít xơ và có hương vị rất đặc trưng mà quýt ở những nơi khác không có được.
- Vị ngọt đậm hơi chua chứa nhiều hàm lượng đường và vitamin.
- Khi bóc quả quýt có mùi thơm đặc trưng của sản phẩm được trồng trong thung lũng, chân núi đá vôi.
Hiện nay, quýt vàng Bắc Sơn có hai loại: quả tròn và quả dẹt
- Quả tròn: Vỏ mỏng, khi bóc vỏ có lỗ rỗng ở chính giữa, ít sơ, vị ngọt đậm đà, mùi thơm ngọt rất dễ chịu, trọng lượng thông thường từ 80-150gr/1 quả.
- Quả dẹt: Hai phần đầu hơi lõm xuống, vỏ dày hơn giống quả tròn, có vị ngọt chua thanh, thơm mùi thơm đặc trưng của quýt, trọng lượng từ 100-150gr/1 quả.
Cơ chế canh tác không hóa chất đạt chuẩn chất lượng
Đối với quýt vàng Bắc Sơn được trồng với mục đích canh tác phát triển kinh tế, nhằm không làm giảm chất lượng của quýt, người dân cũng rất chú trọng, tỉ mỉ trong công đoạn chăm sóc.
Quýt không được bón phân hóa học mà được bón phân hữu cơ đã để hoại mục
Quýt không bị cuốc xới dưới gốc để rễ cây trên mặt không bị đứt, cây hút được nhiều dinh dưỡng từ lòng đất, bởi theo họ đó chính là yếu tố tạo nên quýt vàng Bắc Sơn ngon nổi tiếng.
Làm giàu từ giống quýt vàng Bắc Sơn
Từ ngày người dân Lạng Sơn biết canh tác và biến quýt Bắc Sơn thành loại trái cây đặc sản nổi tiếng, loại trái cây này đã trở thành nguồn lợi nhuận lớn giúp người dân làm giàu.
Hiện nay, toàn tỉnh Lạng Sơn hiện có trên 1.400 ha sản xuất quýt, sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng 3.000-3.500 tấn, giá trị mang lại cho người dân trên 100 tỷ đồng.
Nhiều diện tích Quýt đã được trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn sản xuất tốt, sạch, thân thiện với môi trường (VietGAP, GlobaGAP), sản phẩm thu hoạch quýt vàng Bắc Sơn được tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh, tại Hà Nội và một số tỉnh trong nước, chưa được xuất bán ra thị trường nước ngoài. Nhiều hộ gia đình trong vùng sản xuất quýt có thu nhập khá từ 300-500 triệu/năm, tiêu biểu trong số đó có Hợp tác xã Hợp tác xã nông nghiệp Nam Hồng, Thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng, Bắc Sơn, Lạng Sơn đã mạnh dạn áp quy trình sản xuất tiên tiến ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất mang lại hiệu quả.
Hiện cây quýt đang là cây chủ lực xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, giống quýt vàng Bắc Sơn còn đem lại lợi ích cho ngành du lịch nơi đây bằng việc phát triển mô hình dịch vụ du lịch tham quan vườn quýt.
Phát triển du lịch từ quýt vàng Bắc Sơn
Về huyện Bắc Sơn đúng mùa quýt chín, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của những vườn quýt sai trĩu cành mà còn được tận hưởng hương vị ngọt lành của quýt vàng mới hái. Hương thơm, mùi vị của quýt vàng Bắc Sơn được hái tại vườn chắc chắn sẽ là một trải nghiệm ẩm thực thú vị khiến bạn lưu luyến mãi .
Chọn mua quýt vàng Bắc Sơn ở đâu?
Hiện nay, nhiều người lựa chọn kết hợp du lịch để mua được những trái quýt Bắc Sơn tươi ngon, đúng vụ nhất, thông thường, mùa quýt chín sẽ kéo dài từ cuối tháng 11 dương lịch đến hết tháng 1 năm sau, mỗi lượt khách ghé thăm Bắc Sơn sẽ đến tham quan vườn quýt và đem về vài kí quýt vàng Bắc Sơn làm quà.
Quýt vàng Bắc Sơn cũng đã được phân phối đi khắp các tỉnh thành trên cả nước, tại TP Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm mua quýt vàng Bắc Sơn tại cửa hàng Vinfruits – đơn vị cung cấp trái cây đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ nhé.
Để tìm hiểu thêm về Quýt đường Thái Lan, bạn hãy lần lượt đọc qua những bài viết tổng hợp từ Vinfruits như:
Xem thêm: CAM SÀNH BẾN TRE NỔI TIẾNG MIỀN TÂY
Xem thêm: CAM SÀNH ĐEN HỮU CƠ
Xem thêm: CAM SÀNH: MUA Ở ĐÂU LÀ NGON VÀ GIÁ TỐT NHẤT
Xem thêm: CAM SÀNH HÀM YÊN
Tác giả: VinFruits