Dưa lưới là một loại trái cây giúp thanh nhiệt trong ngày hè oi bức bởi hương vị tươi mát và ngon ngọt của quả. Thức quả còn chứa các dưỡng chất vô cùng có lợi cho sức khỏe của con người. Do đó, loại dưa này được trẻ em và cả người lớn rất ưa chuộng. Vậy bạn biết có bao nhiêu giống loại phổ biến hiện nay? Nguồn gốc dưa lưới có từ đâu? Dưới đây là những thông tin chi tiết mà bạn không thể bỏ qua.
Nguồn gốc dưa lưới: Lịch sử ra đời, đặc điểm, hương vị
Lịch sử ra đời và nguồn gốc dưa lưới
Nguồn gốc dưa lưới được cho là khởi đầu từ vùng Ba Tư và Tây Á cũng như trồng trọt từ thời cổ đại. Sau đó, giống quả được lan rộng đến Bắc Phi, cụ thể là Ai Cập, vào khoảng trước năm 2400 TCN. Đồng thời, dưa cũng được giới thiệu đến Đông Á và Châu Âu.
Theo đó, dưa lưới ban đầu nhỏ và không ngọt bằng các giống hiện nay. Tuy nhiên, theo thời gian, dưa được lai tạo tự nhiên để có kích thước đồng đều. Cùng với hương vị được cải thiện và có khả năng kháng bệnh.
Nhiều giống dưa cũng được phát triển từ canh tác thương mại trên khắp châu Âu, Trung Đông và châu Á. Vào năm 1494, quả được đưa đến Tân Thế giới cùng với Christopher Columbus. Hạt giống được trao đổi cho người Mỹ bản địa, họ là những người trồng dưa như một nguồn thực phẩm.
Sau đó, loại quả đã đạt được thành công thương mại ở Tân Thế giới vào những năm 1880 và 1890. Khi các công ty hạt giống như W. Atlee Burpee đã giới thiệu các giống dưa mới và cải tiến. Bao gồm trong đó cả Netted Gem mang đến cho những người trồng trọt ở Hoa Kỳ. Đến nay, dưa lưới Netted Gem vẫn là một giống phổ biến do người Mỹ bản địa trồng ở Bắc Mỹ.
Xem thêm: Cách bảo quản dưa lưới và 4 công thức món ngon
Đặc điểm và hương vị
Là loại dưa có kích cỡ nhỏ đến trung bình, chiều dài từ 15-25cm và trọng lượng tối đa đến 5kg. Quả có hình dạng tròn đến thuôn dài với các đầu cong và cùn. Có một số nguồn gốc dưa lưới thường được dán nhãn là Cantaloupes. Trong đó, có các loại có vỏ màu xanh be, sần sùi, chắc và bề mặt nổi gân nhẹ. Mặt khác, có các loại dưa vỏ ngoài màu xám be nhạt, có vân lưới hoặc có màng. Lớp vỏ mỏng màu xanh nhạt đến rám nắng.
Bên dưới lớp vỏ, phần thịt dày và đặc, mềm, mọng nước và hơi dính. Thịt quả chủ yếu có màu cam, nhưng ngay dưới vỏ có một vòng màu xanh lục mịn. Ngoài ra, phần trung tâm quả còn chứa đầy các sợi và các hạt hình bầu dục màu trắng ngà. Được bọc trong một lớp chất lỏng sền sệt nhẹ.
Theo đó, dưa lưới có mùi thơm của mật ong, xạ hương và hương hoa khi chín. Trọng lượng quả thưởng nặng so với kích cỡ mà mắt thường nhìn thấy. Thịt của dưa có hương vị trái cây, ngọt, mềm và chủ yếu được thưởng thức tươi trực tiếp. Hạt quả cũng có thể ăn được sau khi rang muối như một món ăn nhẹ thơm ngon, bổ dưỡng.
Xem thêm: Bí quyết nhận biết dưa lưới Việt Nam và Trung Quốc
5 giống dưa lưới phổ biến hiện nay
Nguồn gốc dưa lưới Fuji giống Nhật
Là loại dưa được mệnh danh là ngon thứ 2 tại Nhật Bản. Quả có vỏ xanh nhạt ngả vàng, bề mặt có vân lưới nổi, phần ruột xanh lá với hương thơm đặc trưng. Ở thị trường Nhật, quả còn có tên gọi khác là Musk Melon. Đặc biệt, đây là giống dưa lưới đắt đỏ và quý hiếm nhất của đất nước Mặt Trời mọc.
Thêm nữa, dưa lưới Fuji giống Nhật được trồng trọt và chăm sóc trực tiếp bởi nhà nông Nhật Bản. Cụ thể, quả được canh tác 100% theo hướng hữu cơ, an toàn tuyệt đối. Với độ ngọt (brix) là 19, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi các thị trường EU, Hong Kong và Mỹ. Trọng lượng tiêu chuẩn của giống dưa này là 1,26kg/trái. Thông thường, mùa vụ của quả bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm.
Xem thêm: Giới thiệu về dưa lưới Fuji giống Nhật
Dưa lưới Đài Loan
Dưa lưới giống Đài Loan có vỏ ngoài màu xanh không đậm không nhạt. Bề mặt có nhiều đường gân đặc trưng của giống, với hai đầu của trái thon thành hình bầu dục. Bên ngoài quả khi chín sẽ chuyển màu vàng hoặc trắng ngà. Lớp vỏ quả mỏng, vân lưới xuất hiện rõ và thoảng hương thơm đặc trưng. Phần thịt quả màu vàng nhạt, khi chín đều sẽ mang màu vàng đậm hơn. Thức quả có vị ngon, giòn, thanh mát và vô cùng ngọt ngào. Theo đó, giống dưa lưới Đài Loan sẽ có hai mùa vụ chính. Với vụ xuân bắt đầu từ tháng 4 và tháng 5. Vụ đông bắt đầu vào tháng 11 và tháng 12.
Dưa lưới Haut-Poitou
Là loại dưa vàng có vị ngọt và hương thơm nồng. Nguồn gốc dưa lưới Haut-Poitou được trồng xung quanh lưu vực Haut-Poitou. Thịt quả màu cam, săn chắc, mọng nước và ngọt ngào tan chảy trong miệng. Giống dưa này thường có trọng lượng quả nặng từ 550g đến 1,35kg. Thức quả rất có lợi cho sức khỏe, ít calo và đường, giàu vitamin và giàu chất xơ.
Vì đây là một sản phẩm được bảo hộ nên chỉ có 16 nhà sản xuất địa phương được phép trồng trọt trên đất sét-đá vôi. Quả có hương thơm độc đáo là do khí hậu thuận lợi, với những ngày rất nóng và sau đó là những đêm mát mẻ trong khu vực.
Dưa lưới Santa Maria
Nguồn gốc dưa lưới Santa Maria là một loại dưa đỏ được sản xuất trên đảo cùng tên thuộc quần đảo Azores. Quả dưa có hình bầu dục và vỏ có nhiều đường vân lưới chéo, màu vàng lục. Thịt quả có màu cam, kết cấu mềm, mọng nước và khá ngọt khi chín hoàn toàn.
Loại dưa lưới được trồng ở Santa Maria có mùi thơm đặc biệt. Đó là sự cân bằng giữa kết cấu mềm, độ ngọt và hương vị giúp phân biệt loại dưa này với các loại dưa khác. Những đặc điểm này là do khí hậu thuận lợi của đảo Santa Maria.
Dưa lưới Torre Pacheco-Murcia
Thuộc giống dưa lưới lai giữa Saccharinus Naud. và loại Piel de Sapo được trồng ở tỉnh Murcia. Những quả dưa này có màu xanh với những đốm đen và sọc phân bố đều trên bề mặt quả. Loại quả cực kỳ ngọt và mọng nước này được thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10, nghĩa là chỉ có bốn tháng vào mùa.
Xem thêm: Phân biệt dưa lưới và dưa lê, loại nào ngon hơn?
Với bài viết giới thiệu về nguồn gốc dưa lưới và các giống quả phổ biến trên thị trường, bạn đã có thêm thông tin hữu ích. Nếu đang cần tìm các loại dưa lưới thưởng thức hoặc mang đi biếu. Bạn có thể đặt hàng dễ dàng tại VinFruits để mua sắm nhanh chóng nhất nhé!
[row]
[col span__sm=”12″ align=”center”]
[button text=”ĐẶT HÀNG NGAY” radius=”10″ link=”https://zalo.me/3310207647718394257″ target=”_blank”]
[/col]
[/row]