Trái cây Nhật Bản vốn nổi tiếng bởi chất lượng cũng như giá cả vô cùng đắt đỏ, tuy nhiên những loại trái cây đến từ xứ sở hoa anh đào này vẫn được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt ở Việt Nam, số lượng trái cây Nhật Bản được bày bán đang tăng vọt vì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng nhiều.
Ở bài viết này, Vinfruits sẽ đưa bạn đi tìm hiểu những loại trái cây Nhật Bản nổi tiếng theo từng mùa nhé!
Mùa xuân – Mùa của dâu tây và dưa gang
Dâu tây (Ichigo)
Dây tây là một loại trái cây Nhật Bản cực kỳ khác biệt so với các loại dâu tây từ các quốc gia khác. Dâu Nhật Bản thường có trái to, thơm, có vị ngọt và giá khá cao, đặc biệt nhất là loại dâu tuyết.
Dưa gang
Dưa gang là loại trái cây cao cấp đầu tiên ở Nhật Bản, loại trái cây Nhật Bản này có thể được bán với giá hơn 10.000 Yên mỗi trái. Nó gắn liền với tỉnh Hokkaido, đặc biệt ở thành phố Yubari, là vùng sản xuất loại dưa cùng tên có giá trị cao nhất trong cả nước.
Tuy nhiên, các loại dưa gang giá vừa phải vẫn phổ biến hơn. Dưa gang ở Nhật Bản rất đa dạng, từ loại ruột xanh như dưa lê (muskmelon), ruột màu cam như dưa lưới (cantaloupe), và thậm chí có cả những loại ruột vàng và trắng.
Xem thêm: Dưa lưới Nhật – Trái cây sang trọng cho giỏ quà biếu tặng
Trái cây mùa hè – Lê, đào, mận, anh đào, dưa hấu và đào
Mùa hè là mùa của những loại trái cây mọng nước, ở Nhật Bản, đây là mùa trái cây phong phú nhất trong năm
Lê Nhật (Nashi)
Một loại trái cây Nhật Bản khá phổ biến ở Việt Nam phải kể đến Lê Nhật. Vùng đất nổi tiếng với loại lê này đó là tỉnh Chiba. Không chỉ giòn thịt, lê Chiba còn nhiều nước và có vị ngọt thanh.
Loại trái cây này được ưa thích bởi vì chất lượng và dinh dưỡng mà nó đem lại. Chất oxy hóa Flavonoid trong quả lê giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch.
Mặc dù nashi nhìn khá giống quả lê của phương Tây, nhưng vẫn có một số khác biệt đáng kể. So với lê Tây, nashi to hơn, giòn hơn, có vị ngọt dịu hơn, và vỏ thô ráp hơn.
Mận Ume
Mùa hè của người Nhật còn không thể thiếu mận Ume.
Loại trái cây Nhật Bản này thường nhỏ, ngọt và ít khi được ăn sống, phổ biến nhất vẫn là làm Umeboshi (mận muối) ăn kèm với cơm trắng hoặc kẹp với cơm nắm. Nó còn được dùng để sản xuất Umeshu (rượu mận) – một loại rượu ngọt phổ biến của người Nhật.
Trái anh đào (Sakuranbo)
Hầu hết trái của các loại anh đào nở hoa ở Nhật Bản là không ăn được. Anh đào satonishiki là loại anh đào ăn được, được du nhập từ phương Tây vào Nhật Bản từ thời kỳ Minh Trị, trở thành loại trái cây Nhật Bản phổ biến mỗi dịp hè, và cũng rất được ưa chuộng tại Việt Nam.
Loại quả này có hình tròn, màu đỏ mọng, khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm đà.
Dưa hấu (Suika)
Dưa hấu du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc ở đầu thời kỳ Edo (1603-1867). Dưa hấu là loại trái cây tiêu biểu của mùa Hè. Chúng có kích cỡ lớn với lớp vỏ cứng và ruột mọng nước, giòn, và ngọt.
Những quả dưa hấu không hạt đầu tiên được lai tạo ở Nhật Bản vào những năm 1930, và hiện nay còn có cả một số lượng nhỏ dưa hấu hình vuông và những chủng loại tương tự có giá trị cao khác.
Đào (momo)
Đào Nhật Bản nói chung lớn hơn, mềm hơn, và đắt hơn đào phương Tây, cơm thường có màu trắng thay vì màu vàng. Đào thường được ăn sống sau khi gọt vỏ. Momo có trong suốt mùa Hè.
Thưởng thức hồng, táo, dứa, nho vào mùa thu Nhật Bản
Hồng (kaki)
Trái hồng Kaki Nhật Bản được coi là “quốc quả” của xứ hoa anh đào. Loại quả này thường không có hạt, rất ngọt và to, lá thường rụng khi ra quả.
Hồng ở Nhật Bản cũng có hai loại là hồng giòn và hồng mềm
Hồng giòn khi chín tới có vị ngọt, ngon và giòn, hồng mềm có vị thanh mát, tan chảy ngay khi đưa vào miệng.
Táo (Ringo)
Đây là loại trái cây Nhật Bản rất phổ biến ở Việt Nam mà bạn có thể bắt gặp ở các cửa hàng hay siêu thị.
Ngày nay, nó là một trong những loại trái cây phổ biến nhất ở Nhật, và là một trong số ít các loại trái cây được xuất khẩu với số lượng lớn. Ở Nhật, táo thường được ăn sống sau khi gọt vỏ. Mùa ringo là mùa Thu và đầu mùa Đông.
Trong số nhiều giống táo thì táo Fuji trái to, đỏ, giòn là phổ biến nhất.
Dứa (khóm)
Từ đầu thu cho đến giữa mùa đông, người Nhật không thể bỏ qua trái dứa Shikwasa không quá lớn về hình dáng, có hương vị chua thanh lẫn ngọt của hòn đảo phương nam Okinawa.
Dứa Shikwasa dùng làm mứt, nước ép hoặc các loại nước chấm và nước sốt rất ngon.
Nho (budo)
Cạnh tranh với các loại nho từ Mỹ, châu Âu là giống nho từ Nhật. Loại trái cây Nhật Bản này không phổ biến ở Việt Nam như các giống nho khác.
Vỏ của nho Nhật thường khá dày, do đó nho thường được bóc vỏ trước khi ăn. Một trong những giống nho Nhật phổ biến nhất là nho Kyoho tím sẫm, trái rất to. Nho thường được sử dụng nhiều cách, nhưng chúng còn được sử dụng để làm rượu vang.
Mùa đông thưởng thức vị ngon từ quất, thanh yên và quýt Nhật
Quýt Nhật (Mikan)
Quýt Nhật Bản là loại quýt không hạt, vị ngọt đậm, trái quýt to tròn, nhiều nước, vỏ vàng óng hấp dẫn.
Giá quýt Nhật ở Việt Nam rất cao, thường lên đến tiền triệu, tuy nhiên chất lượng của nó thì vượt xa các giống quýt thông thường, do quy trình từ trồng, chăm đến công đoạn chọn quả vô cùng cẩn thận, quả đến tay người dùng đạt độ hoàn hảo về hình dáng bên ngoài cũng như chất lượng bên trong.
Quất Nhật (Kikan)
Kinkan là loại trái cây nhỏ, giống trái cam, thường được ăn nguyên cả trái mà không cần lột vỏ. Nó có vị chua thanh chứ không gắt như yuzu hay sudachi, và có lượng cơm đáng kể cùng ít hạt. Kinkan còn được dùng làm mứt và một loại rượu mùi ngọt. Kinkan có trong mùa Đông.
Trái thanh yên (Yuzu)
Yuzu là loại trái cây cỡ trái chanh, vị chua, có hương thơm ngát đặc trưng. Vì ít cơm nên yuzu thường được ép lấy nước để ướp gia vị, còn vỏ dùng để tô điểm món ăn. Ngoài ra, còn một công dụng khá thú vị là cho yuzu vào bồn tắm nóng để tạo mùi hương thơm ngát và phục hồi sức khỏe.
Vì sao trái cây Nhật Bản có giá đắt đỏ?
Ở Nhật Bản, một chùm nho có thể bán với giá 11.000USD, chính vì vậy khi về Việt Nam, những loại trái cây từ Nhật Bản thường có giá cao hơn nhiều so với nhiều loại trái cây nhập khẩu khác.
Đối với người Nhật Bản, trái cây được xem như là một báu vật và là một thứ quà đem đi tặng vô cùng có giá trị. Chính vì vậy mà quy trình gieo trồng, chăm sóc trái cây vô cùng cầu kỳ, tỉ mỉ.
Người Nhật rất coi trọng sức khỏe nên trái cây Nhật Bản có chất lượng vô cùng tốt
Xem thêm: Giới thiệu về nho mẫu đơn Nhật Okayama
Có thể lấy dưa lưới làm ví dụ. Trước khi trồng một dây dưa, nông dân lựa chọn những hạt giống tốt nhất để trồng trong nhà kính. Sau khi cây nở hoa, nông dân sẽ cắt bỏ hết các chồi phụ, hoa không cần thiết và chỉ thụ phấn cho những bông hoa đẹp nhất bằng tay thông qua một cây cọ. Khi cây kết quả, chỉ một quả duy nhất được chọn giữ lại để nó không phải cạnh tranh dinh dưỡng với quả khác trên cùng dây.
Một lý do khác đó chính là người Nhật rất coi trọng sức khỏe, trái cây họ sản xuất ra luôn phải đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Chính vì vậy, mỗi loại trái cây được đem ra thị trường hoặc đem xuất khẩu đều là những quả được chọn lựa, chăm sóc kỹ càng, đảm bảo về chất lượng cũng như an toàn.
Nên mua trái cây Nhật Bản ở đâu?
Hiện nay, trái cây Nhật Bản đang rất phổ biến và ưa chuộng ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay TP Hồ Chí Minh.
Bạn có thể ghé vào các cửa hàng chuyên cung cấp trái cây nhập khẩu, ví dụ như Vinfruits sẽ có thể tìm thấy những loại trái cây Nhật Bản tươi ngon, phong phú theo từng mùa.
Để tìm hiểu thêm về Trái cây, bạn hãy lần lượt đọc qua những bài viết tổng hợp từ VinFruits như:
Xem thêm: Giới thiệu về táo Toki Nhật (táo 3 màu)
Xem thêm: Tổng hợp những loại táo vàng Nhật có thể bạn chưa biết
Xem thêm: Phân biệt nho mẫu đơn Nhật và nho mẫu đơn Trung Quốc
Tác giả: Vinfruits