Cam không phải là loại trái cây hiếm ở Việt Nam và giá cũng ở mức phù hợp với thu nhập của đa số gia đình. Tuy nhiên, các giống cam “chính gốc”, cam ngon thì phải đợi đúng mùa vụ thu hoạch mới cho chất lượng trái to, thơm và ngon ngọt. Chính vì điều này mà một số tiểu thương không ngần ngại sang Trung Quốc nhập về các giống cam lai, cam trồng trái vụ và tiêm thuốc tăng trưởng để kích trái.
Những loại cam nhập theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc thường trải qua thời gian vận chuyển dài ngày, nên thương lái buộc phải tiêm, ngâm, dùng thuốc hóa học để bảo quản. Tránh cho trái cam bị hư hỏng, dập nát. Đây cũng chính là nguyên nhân cam Trung Quốc luôn nhìn có vẻ tươi mới nhưng thực ra bên trong đã khô cạn nước hoặc nứt cùi. Điều này nếu không phải người mua hàng thông minh thì khó nhận biết được.
Sau đây là một số cách phân biệt cam Việt Nam và cam Trung Quốc mà người tiêu dùng nên nắm rõ.
Cam Trung Quốc luôn có vẻ tươi mới và màu sắc rực rỡ
Xem thêm: CAM SÀNH BẮC TÂN UYÊN, ĐẶC SẢN BÌNH DƯƠNG
Xem thêm: CAM SÀNH HÀM YÊN
Xem thêm: CAM SÀNH: MUA Ở ĐÂU LÀ NGON VÀ GIÁ TỐT NHẤT
ĐẶC ĐIỂM VỀ MÙA VỤ
Thường thì cam Việt Nam thu hoạch theo mùa và trồng theo phương pháp cam “sạch” không bón phân hóa học, không dùng thuốc kích trái. Mùa cam miền Bắc rơi vào dịp cuối đông tầm tháng 11 – 12 âm lịch, kéo dài đến sau Tết. Mùa cam miền Nam rơi vào tháng 2 – 3 hàng năm, một số giống cam trồng ở các tỉnh vùng núi như Hà Giang, Bắc Giang có mùa thu hoạch vào tháng 9 – 10 (tùy giống).
Chất lượng cam sành Việt Nam sẽ phụ thuộc vào tính mùa vụ rất lớn
Khách mua hàng khi được giới thiệu về giống cam nên có sự hiểu biết nhất định về ngoại hình và mùa vụ. Hiếm khi nông dân Việt Nam trồng cam trái mùa, vì điều kiện thời tiết sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng trái, cam trái mùa thường có vị chua, quả còi cọc, ít nước và không thơm ngon bằng cam đúng vụ.
Cam Trung Quốc do trồng xen canh trái mùa và vài nơi do chạy sản lượng nên lạm dụng thuốc tăng trưởng, thuốc kích trái. Ngay cả thương lái hầu như cũng không thể phân biệt loại cam đạt chất lượng an toàn thực phẩm với loại cam đã bơm thuốc tại nước bạn. Nên hầu như cam Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam và bán quanh năm mà không ai dám đảm bảo nguồn gốc và mức độ an toàn cho sức khỏe người dùng.
ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỨC – NGOẠI HÌNH
Không hiểu sao cam Trung Quốc luôn có ngoại hình đẹp và bắt mắt hơn rất nhiều giống cam Việt Nam. Đối với loại cam vỏ xanh: cam Trung Quốc luôn có vẻ ngoài nhẵn bóng, trơn mướt, không có ám vàng hay vết nám trên vỏ. Cam Việt Nam ngược lại khi chín trái dần ngả sang màu vàng, thân vỏ không được đẹp mà có phần hơi sạm nám, xấu xí.
Cam sành Việt Nam có vẻ ngoài kém bắt mắt hơn cam sành Trung Quốc
Tuy nhiên, bạn cũng có thể so sánh cuống lá và phần cắt cành: cam Trung Quốc cuống là và phần cắt cành thường bị khô héo (mặc dù nhìn trái vẫn còn tươi). Cam Việt Nam phần cành lá luôn còn tươi và nguyên vẹn do cam được cắt cây và đem bán ngay trong ngày.
ĐẶC ĐIỂM SAU KHI BỔ/XẺ TRÁI
Tiếp đến là phần vỏ cam sau khi bóc tách: vỏ cam Trung Quốc thường rất mỏng, ít tinh dầu. Vỏ cam Việt Nam thường dày và đậm mùi thơm do lớp tinh dầu trong vỏ khá nhiều và còn tươi.
Cam Trung Quốc có một đặc điểm là họ thường trồng giống cam không hạt, tép cam khô và thường ít nước, cùi mỏng và nhỏ. Cam Việt Nam đa phần có hạt (ngoại trừ một số giống cam cổ ở Hà Giang không hạt), tép cam Việt Nam to, mọng nước và nhìn luôn có vẻ tươi mới, cùi cam dày và to.
Vỏ cam Việt Nam thường dày và tép cam Việt Nam to, mọng nước
ĐẶC ĐIỂM VỀ MÙI VỊ
Bạn cũng có thể phán đoán về chất lượng và chủng loại cam Trung Quốc sau khi bổ/xẻ hai loại cam và để ngoài trời trong vòng một ngày. Cam Trung Quốc do được tẩm ướp chất bảo quản nên dù để ngoài trời từ sáng đến tối cũng không ngã màu, chỉ đổi vị hơi ủng và không có dấu hiệu bị hư. Cam Việt Nam sau khi bổ trái để đến chiều sẽ có mùi ôi, úng, nước cam chảy ra và chuyển dần sang vị chua đặc trưng. Tuy nhìn cam Việt Nam sau một ngày có vẽ không ngon nhưng bù lại đây là giống cam “sạch” an toàn cho bạn và gia đình thưởng thức.
Xét riêng về mùi vị khi thưởng thức hai loại cam Trung Quốc và Việt Nam khi trái còn tươi. Chúng ta có thể có một số nhận định chung như sau :
- Cam Trung Quốc : vị ngọt đường, không chua, không đậm đà, không dậy mùi thơm. Có cam giác như bạn uống một cốc nước ép đóng chai vị cam chứ không phải một cốc cam tươi.
- Cam Việt Nam : luôn có vị chua đặc trưng (ít hay nhiều tùy vào giống và mùa vụ), hương thơm rất đậm từ tinh dầu vỏ cam và tép cam, đôi khi có vị hơi nhẫn đắng với những trái nhiều hạt, nếu cam có vị ngọt thì lại rất đậm đà. Nói chung, khi uống một cốc cam tươi bạn cảm nhận được đầy đủ từ hương thơm đến mùi vị.
So sánh cam Trung Quốc và cam Việt Nam qua mùi vị là cách so sánh trực quan và dễ dàng phân biệt nhất. Ngay tại trong nước, việc phân biệt các giống cam cũng chủ yếu dựa vào ngoại hình và hương vị của từng loại cam. Vậy nên cam Việt Nam và cam Trung Quốc khi so sánh bằng cách này sẽ cho kết quả rõ rệt.
ĐẶC ĐIỂM VỀ GIÁ CẢ
Một điều chắc chắn là với sản lượng lớn như vậy thì cam Trung Quốc phải có giá cả tốt hơn rất nhiều so với cam Việt Nam. Riêng giống cam vỏ xanh nhập về từ Trung Quốc thường chỉ có giá từ 10.000đ – 15.000đ/kg cam ( 6 – 7 quả). Cam Việt Nam loại này thường có giá giao động từ 20.000đ – 35.000đ/kg tùy kích thước trái và phân loại của nhà vườn.
Giống cam vỏ vàng, ruột đỏ và không hạt của Trung Quốc thường bị nhầm lẫn với một số loại cam ở miền Bắc như cam Bù, cam Cao Phong. Tuy nhiên giá cam Trung Quốc chỉ từ 35.000đ – 45.000đ/kg. Trong khi cam Việt Nam lại lên tới 65.000đ – 85.000đ/kg. Các giống cam được trồng theo tiêu chuẩn VietGap lại có giá trên 100.000đ/kg cam.
Việc giá cả chênh lệch cao phần nào cho thấy chất lượng và mức độ an toàn của cam Trung Quốc hoàn toàn không được đảm bảo. Vì vậy người tiêu dùng nên lưu ý đừng vì ham rẻ mà lựa chọn nhầm các loại cam xấu, có hại cho gia đình mình nhé.
Xem thêm: CAM SÀNH BẾN TRE NỔI TIẾNG MIỀN TÂY
Xem thêm: CAM SÀNH ĐEN HỮU CƠ