Mô tả sản phẩm
HỒNG GIÒN NHẬT BẢN – CHÍNH HIỆU
100% nói không với chất bảo quản & trái cây Trung Quốc!
1. Nguồn gốc xuất xứ và chủng loại quả hồng giòn Nhật Bản
Quả hồng tại Nhật Bản (hay trái Kaki Nhật) là trái cây vô cùng quen thuộc với người dân Nhật Bản, được người Nhật ví như “quốc quả” tại quốc gia này. Người Nhật rất giỏi về kỷ thuật tạo giống, qua nhiều thế hệ, người Nhật đã lọc được nhiều giống hồng ngon nhất và được yêu chuộng nhất trên thị trường ngày nay.


Về cơ bản, quả hồng Nhật Bản có cả hồng chát và hồng giòn:
+ Hồng chát Nhật Bản (hay trái shibugaki): có hình dáng thuôn dài, có vị rất chát khi xanh và chỉ khi chín rụng và thịt mềm, trong suốt mới có thể ăn được. Một số giống hồng chát chính gồm: Hachiya, Kōshū hyakume, Fuji, Hiratanenashi, Tone wase, Saijō và Dōjō hachiya. Quả hồng chát Nhật Bản thường chỉ được chế biến hồng một nắng Nhật hoặc hồng khô Nhật vì độ đường của chúng lớn gấp 1.5 lần so với hồng giòn thông thường.

+ Hồng giòn Nhật Bản (hay amagaki): có hình dáng dẹt, đặc biệt khi chín vẫn giữ được độ cứng (giòn). Hồng giòn Nhật rất giòn và ngọt, được lựa chọn rất khắt khe trước khi xuất bán ra thị trường. Một số giống hồng giòn tiêu biểu của Nhật gồm: Fuyū, Jirō, Taishū, Hanagosho, Izu và Sōshū.

Mùa vụ của quả hồng Nhật Bản từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.
Ngoài 2 loại hồng truyền thống này, người nông dân Nhật Bản còn phát triển và nhân giống loại hồng mật đen Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới.
>> Xem thêm: Những loại trái cây nhập khẩu từ Nhật Bản khác tại VinFruits
2. Cách ăn hồng giòn Kaki Nhật Bản
Khi ăn trái cây thì đương nhiên không gì ngon bằng ăn trái “chín cây”. Tuy nhiên có rất nhiều trường họp người trồng cây ăn trái không thể chờ cho đến lúc trái chín xong mới hái để ăn, ví dụ như ở vùng có nhiều chim và sóc. Vì thế người xưa cũng đã học cách đối phó với trường hợp trái được hái sớm.
Để “rút chát” hay “shibunuki” (渋抜き/tiếng Nhật), người ta thường “giú” (rấm) hồng cho chín bằng cách bỏ vào thùng cùng với một trái xoài hay táo (vì xoài/táo tiếc ra khí ethylene khi thở). Nếu không có xoài hay táo thì ta dùng khí “ethylene” hay thán khí. Người Nhật còn dùng rượu cồn, nước nóng, trấu và cám để rấm.
Ngoài cách ăn trái tươi thì ta còn có cách ăn hồng khô. Người Nhật gọi hồng khô là “hoshigaki” (干し柿) và người Trung Hoa gọi là “Shi-ping” (柿餅). Thường thì chỉ có trái hồng chát (mềm) mới được dùng vì nó có nhiều chất đường hơn trái kia và được hái trước khi rụng hay mềm.
Bên Nhật còn có loại hồng khô khi biến chế dùng lưu hoàng để hong trước khi phơi gọi là “anbogaki”(あんぼ柿). Loại hồng nầy thường mềm, còn nhiều nước và rất là “juicy” bên trong. Khi phơi cho “anbogaki” thoát nước hơn, kết quả ta được trái hồng “korogaki” (枯露柿) có nhiều hạt đường trắng đóng bên ngoài.
3. Các lợi ích của cây hồng
Trong lá hồng có nhiều flavonoids làm giảm huyết áp, tăng cường mạch máu, giúp nhuận trường. Khi làm trà để uống nó chống bịnh dị ứng do phấn hoa. Trái hồng xanh có thể trị nhiệt nếu để trong bao kín và rấm đến rục và ngọt như mật ong. Cuống trái hồng chín có thể giảm ho. Ở Đại Hàn họ chế giấm từ quả hồng khô và chế rượu từ hồng mềm rục lên men.
Gỗ “kaki” (hồng) cứng như gỗ mun thường được dùng làm gia cụ. Vì dễ nức nên không dùng cho xây cất.
Nói một tí về Hóa học của chất “chát” tannins
Tannins nói chung là một nhóm hóa chất cũng được gọi là polyphenols thường có mặt trong giới thực vật như lá cây, quả, trà và gỗ. Mùa Thu vào công viên khi ta đạp lên lá khô thường được trả lại một mùi nồng nặc đó là tannins.
Lúc vào rừng hiking ta thấy có những con rạch nhuộm màu mực đen đó cũng là do chất tannins lá khô tiết ra nhiều ngày. Lúc uống rượu “wine” ta cảm thấy “chát” và gọi nó là “rượu chát” là vì trong hạt và xác nho có tannin. Ngay trong khi lên men, rượu nầy thường được trữ trong những thùng gỗ “oak”(cây sồi) có nhiều tannin. Từ xưa người ta dùng tannin để thuộc da thú.
4. So sánh trái hồng với trái táo
Trái táo là một loại trái cây của sứ lạnh. Người ta thường khen trái táo có nhiều lợi ích về dinh dưỡng và phòng bịnh cho con người vì có nhiều antioxidants- có thể giúp nhuận trường và giảm cholesterol, ung thư ruột, phổi và tiền liệt tuyến. Trái táo cũng được chế biến thành táo khô, dùng để lên men rượu và giấm chẳng khác gì trái hồng.
Người Mỹ hay nói: “An apple a day keep the Doctor away” (mỗi ngày ăn một trái táo thì không cần đến bác sĩ”.
Người Nhật thì có câu: “Kaki ga akaku naruto, isha ga aoku naru” (khi trái hồng chín đỏ thì là lúc bác sĩ xanh mặt”).
Trong 2 trái trên trái nào hay hơn nhỉ?
Đối với tôi thì một bên là nửa cân” một bên là “8 lạng”, đây cũng chỉ là vấn đề sở thích cá nhân mà thôi. Thích trai nào thì ăn trái nấy là sướng rồi!
5. Mua quả hồng giòn Nhật tại TPHCM và Hà Nội? Nhưng ở đâu?
VinFruits tự hào là đơn vị tiên phong về cung cấp các loại hồng giòn, hồng khô và hồng một nắng từ Nhật Bản. Xin vui lòng đặt hàng qua Hotline: 091.4411.293, website www.vinfruits.com hoặc Fanpage: fb/traicayvinfruits
Miễn phí giao hàng tại: Q.1, Q.3, Q.4, Q.5, Q.6, Q.7, Q.8, Q.10, Q.11, Q. Tân Bình, Q. Bình Thạnh, Q. Phú Nhuận, Q. Tân Phú, Q. Gò Vấp. Các quận khác vui lòng liên hệ để biết thêm chi tiết (Giá giao sẽ từ 30.000đ-70.000đ).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.