Nhắc đến Hà Giang thì không thể không nhắc đến các loại quýt đặc sản tại nơi đây. Mùi thơm và vị ngọt ngào của quýt Hà Giang đã lan tỏa khắp nơi, làm nên thương hiệu nổi tiếng cho vùng núi rừng hùng vĩ phương Bắc này. Những loại quýt nổi tiếng như quýt chum Hà Giang, quýt ngọt Hà Giang, quýt canh Hà Giang,… đã dần trở nên gần gũi với thực khách bốn phương. Chúng ta hãy cùng liệt kê đặc điểm, phân loại một số giống quýt tiêu biểu nhé.
QUÝT HÀ GIANG – ĐẶC SẢN NGON KHÓ CƯỠNG
Mảnh đất Hà Giang không chỉ níu chân du khách thập phương bởi màu xanh bạt ngàn của núi rừng hay sắc hồng ngọt ngào của những cánh đồng tam giác mạch. Mà còn bởi mùi hương dịu ngọt của những trái quýt chín đầu mùa. Do đặc thù địa hình núi đá khô cằn, nhiều đồi dốc nên người dân thường trồng những vườn cây quýt tận sâu trong các vùng đồi trũng, chỉ có thể “thồ” từng giỏ nông sản vượt núi đồi để bán ở chợ phiên hay thu gom cho các thương lái. Có lẽ vì vậy mà loại quýt này đặc biệt ngọt ngào hơn các giống quýt khác. Nhìn chung, các giống quýt ở Hà Giang khi quả chín có màu vàng đỏ, mọng nước, ăn vào rất ngọt và mát.
Giữa muôn vàn loại quýt được trồng ở các nơi trải dài mảnh đất Hà Giang thì quýt Chum dường như là được người dân ở khắp nơi ưa chuộng nhất. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về loại quýt Chum Hà giang này nhé!
QUÝT CHUM HÀ GIANG
Quýt Chum Hà Giang
Quýt chum được phát hiện đầu tiên ở Bắc Quang – Hà Giang. Trong khoảng cuối những năm 1970. Chính vì lý do đó, khi nhắc tới Bắc Quang, không ai lại không biết đến Quýt Chum. Vào mỗi độ cuối năm đến tháng 1-2, du khách đến Bắc Quang sẽ được chào đón nồng nhiệt bởi những cây cam nặng trĩu quả và đặc biệt hơn là những vườn cây quýt chum chín mọng, đỏ vàng ở các nhà vườn.
- Cây giống quýt chum được các nhà vườn bán với giá 15.000đ/cây. Vì đặc điểm cây quýt chum dễ trồng, khả năng thu hoạch cao nên rất được bà con nông dân lựa chọn.
- Theo các nhà nông lành nghề, thời vụ trồng quýt nên vào cuối mùa mưa, trên đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá,…. và cần thường xuyên tỉa các cành già cỗi, sâu bệnh, cành vượt, cành khô để tạo điều kiện cho tán cây được thông thoáng, khi ấy cây mới cho ra quả xum xuê được.
- Chiều cao cây trung bình, quả khi còn non có màu xanh lục đậm như đa số các loại quýt khác; Quả khi chín sẽ có màu vàng đỏ nhìn rất sặc sỡ và bắt mắt.
- Giống quýt chum có vỏ hơi sần sùi, dễ bóc tách, ăn có vị ngọt, mát, mọng nước, thường sẽ có từ 3-5 hạt trong 1 quả, và 1 quả nặng từ 120-150g.
- Quả sau khi thu hoạch sẽ được nhà vườn bán cho các lái buôn và đem phân phối lại cho các chợ, các mối bán từ gần đến xa, từ miền Bắc trải dọc xuống miền Nam.
Sản phẩm cam, quýt ở Hà Giang khá đa dạng, không chỉ có Quýt Chum Hà Giang, mà còn có nhiều loại khác như: Quýt ngọt Hà Giang, Quýt Canh, Quýt Sen, Quýt Đường, Quýt vỏ giòn Hà Giang,..v.v Vậy chúng ta hãy tìm hiểu sơ lược về các loại quýt kể trên để có cái nhìn tổng quát hơn về ngành nông nghiệp trồng quýt ở Hà Giang nhé!
QUÝT SEN HÀ GIANG
Có lẽ cái tên quýt sen còn khá lạ lẫm với chúng ta, đặc biệt là người dân ở vùng đồng bằng rất ít khi được nghe đến tên quýt sen. Vậy quýt sen là gì? Được trồng ở đâu? Chất lượng quả như thế nào?
Quýt Sen Hà Giang
- Quýt sen cũng là một trong những loại được trồng từ rất lâu đời ở các tỉnh miền Bắc như: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang…
- Tuy nhiên loại cây này rất khó chăm sóc và cho hiệu quả không cao nên khá ít người dân nơi đây trồng loại quýt này để kinh doanh.
- Những năm trở lại đây, dù kỹ thuật canh tác, thâm canh của người dân đang dần cải thiện nhưng họ vẫn chưa đầu tư sâu vào việc chăm sóc cây giống, chưa ứng dụng được khoa học kĩ thuật vào thâm canh nên tình trạng sâu bệnh gây hại nặng, gây mất mùa, lỗ vốn. Chính vì lý do đó nên quýt sen đang dần mai một và có khả năng mất giống trong một vài năm tới.
- Khó trồng là thế, không phải không có cách để trồng quýt sen. Một số nhà vườn ở Lục Yên (Yên Bái) đã ra sức gieo trồng và cho ra những trái quýt ngọt ngào và “hút hồn” thực dân.
- Hiện nay, chỉ còn một vài nhà vườn ở huyện Lục Yên còn duy trì trồng quýt sen, chỉ còn khoảng 10 cây trồng bằng hạt trên 20 năm tuổi ở xã Lâm Thượng và khoảng 8 ha trồng bằng cành chiết đang chuẩn bị bước vào thời kỳ kinh doanh ở xã Khánh Hòa và thị trấn Yên Thế.
- Quýt sen khi chính có quả màu vàng tươi, vẻ ngoài bắt mắt, da hơi sần sùi, quả mọng nước, có vị chua ngọt đậm đà. Quả quýt sen hình dẹt, ăn rất thơm ngon lại có nhiều chất dinh dưỡng.
- Dù không nói ra, song mỗi người dân Lục Yên đều tự hào về đặc sản quê mình. Người già, người trẻ khắp vùng mỗi độ mùa quýt chín đều nô nức đi mua quýt sen, đến cả các thương lái từ khắp nơi cũng đến mua bán và vận chuyển đi tiêu thụ ở các nơi khác. Cây quýt sen đã góp phần đáng kể vào thu nhập của người dân.
- Giá bán quýt sen tại thị trấn Yên Thế lúc được mùa bình quân khoảng 20.000 đồng / kg và có thể cao hơn khi đã vận chuyển đến các nơi khác, vùng miền khác.
- Với những hình ảnh người mua kẻ bán diễn ra tấp nập mỗi mùa thu hoạch quýt như thế, các nhà vườn nơi đây đã đề xuất đến các ban, ngành của tỉnh hỗ trợ chi phí để có thể duy trì được giống cây quý này và nhân rộng ra hơn cho nhân dân cả nước biết đến.
QUÝT VỎ GIÒN HÀ GIANG
- Phải chăng có quá nhiều giống quýt, quá nhiều tên gọi tương tự nhau đến nỗi ta không phân biệt được và tự hỏi:” Liệu chúng có phải cùng một loại không?” Nào là quýt giấy, quýt vỏ giòn Hà Giang, quýt Bắc Sơn, quýt hôi, phải chăng với 4 tên gọi kia là tượng trưng cho 4 loại quýt khác nhau? Câu trả lời là đây là tên gọi chung của một loại quýt mà tùy theo từng địa phương mà có tên gọi khác nhau.
Quýt vỏ giòn Hà Giang
- Quýt này trồng ở Thái Nguyên, Bắc Cạn thì người dân sẽ gọi là Quýt hôi; ở Lạng Sơn sẽ gọi là Quýt Bắc Sơn, còn riêng vùng Hàm Yên- Tuyên Quang- Hà Giang thì loại quýt này được gọi là Quýt giấy hay còn gọi là Quýt vỏ giòn Hà Giang.
- Đối lập với quýt sen ở trên, quýt vỏ giòn được người dân nơi đây nuôi trồng rộng rãi, và cho hiệu suất cao, và thu nhập khấm khá.
- Trong khi cam được coi là loại trái cây tốt cho sức khỏe thì quýt được biết đến là loại quả dù cho nước ngọt hơn cam nhưng lại chứa rất ít đường và hàm lượng vitamin C cao, giàu kali, ít calo,.. tốt cho cơ thể và đặc biệt rất dễ dùng ở các bữa ăn hay cả ngoài đường phố, trên xe…
- Quýt vỏ giòn khi chín có vị rất ngon, đậm vị hơn quýt sen. Hơn nữa vỏ của quýt tỏa ra một mùi rất thơm khiến ai ăn một lần là mê đắm mãi hương vị của nó.
- Quýt giòn Hà Giang khi chín có vỏ màu vàng ươm, vỏ mỏng, bóc rất dễ, các múi thịt ít xơ, mọng nước và cho hậu thanh mát.
- Một quả quýt giòn có khối lượng từ 80-150g/ quả.
- Chính vì những lí do trên nên quýt giòn Hà Giang khi bán rất được giá, và khoảng 20.000đ/kg.
Thị trường trái cây nói chung và quýt nói riêng đang phát triển và nhân bản mạnh mẽ ở mọi nơi, mọi mùa. Đi bất cứ đâu, bất cứ lúc nào ta cũng có thể bắt gặp những xe ba gác chở những quả quýt vàng mọng hoặc xanh trong. Nhưng không phải lúc nào những quả quýt đó cũng do chính người nông dân Việt Nam trồng mà một phần còn có sự trộn lẫn của quýt Trung Quốc. Người tiêu thụ cần biết một vài yếu tố cơ bản sau đây để có thể lựa những quả quýt chính gốc Việt Nam để đảm bảo cho sức khỏe và lợi ích của mình.
- Cam, quýt Hà giang không ra trái quanh năm; giống cây này chỉ bắt đầu thu hoạch vào khoảng tháng 12 dương lịch hằng năm, hoặc trễ hơn là tháng 1,2 đầu năm sau.
- Cách nhận biết quýt Hà Giang như đã kể trên, vỏ quýt thường hơi sần sùi, màu vàng đỏ hoặc vàng cam, màu sắc bắt mắt, sáng tươi nhưng không bóng bẩy, hoặc quá sặc sỡ như những loại quýt của Trung Quốc.
- Khi ăn quýt Hà Giang có vị ngọt thanh, mát, mọng nước, hậu đôi khi có vị chua chứ không ngọt gắt, vì ngọt gắt đa phần là do chất hóa học được các thương buôn tẩm, ngâm trực tiếp vào quả.
- Khi mua về, thông thường quýt chỉ nên ăn trong một tuần, sau vỏ quả sẽ héo và khô, nếu suốt 2 tuần sau khi mua mà quả quýt vẫn còn căng mọng thì chúng ta cần cân nhắc.
- Giá quýt Hà Giang và quýt Trung Quốc hiện nay đang là tương đương nhau, người tiêu thụ không nên dựa vào giá cả mà đánh giá chất lượng. Thay vào đó, chúng ta nên tìm mua quýt ở những nơi uy tín, chất lượng, đáng tin tưởng như ở các siêu thị đã có kiểm định, Vinfruits, hoặc ở những nơi mua quen ở chợ địa phương… Ngoài ra, Hà Giang còn có hai loại quýt khác: quýt da xanh và quýt đường. Hãy thử tìm hiểu xem quýt da xanh và quýt đường có giống nhau không nhé?
Tác giả: Vinfruits