Khi nhắc đến quả cam – loại trái cây thơm ngon, chúng ta thường sẽ nghĩ ngay đến những loại cam nổi tiếng và hấp dẫn như: cam sành, cam canh, cam Cao Phong,… Nhưng chắc chắn sẽ vô cùng thiếu sót nếu bạn bỏ qua cam Vinh – loại cam “chính gốc” đặc sản Nghệ An.
4 loại giống cam Vinh đặc biệt chỉ có ở Xứ Nghệ
Hương vị cam của cam Vinh ngon và thuyết phục đến độ bạn đã từng 1 lần thưởng thức sẽ không thể nào quên và chắc chắn sẽ tìm chúng để thưởng thức nhiều hơn nữa. Vậy cam Vinh có mấy loại? Cam Vinh trồng ở đâu? Cam Vinh hiện có rất nhiều loại, trong đó có 4 loại cam Vinh đặc biệt được trồng nhiều ở Xứ Nghệ phổ biến như sau:
Giống cam Xã Đoài
Tại vùng đất này luôn nổi tiếng với câu thơ:
“Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong
Bổ cam ngoài cửa trước
Hương bay vào nhà trong”
Chỉ qua vài dòng thơ ngân nga này, đã có thể thấy hương vị, chất lượng và sự hấp dẫn của cam vinh Xã Đoài khó có thể cưỡng chế đến nhường nào. Cam Xã Đoài có nguồn gốc từ châu Âu, được trồng nhiều tại vùng giáo xứ Xã Đoài nên người dân ở đây đặt cho chúng cái tên gắn liền với mảnh đất này. Cam Xã Đoài có mặt trên thị trường từ rất lâu, cách cây cả trăm năm. Tuổi đời trung bình của loại cây này vào khoảng từ 20 – 25 năm. Cây thường bắt đầu ra quả vào cuối tháng 9 và kết thúc dần với những tháng cuối năm.
Cam Xã đoài là giống cam nổi tiếng nhất Xứ Nghệ
Giống cam Vân Du
Cũng giống như cam Xã Đoài, cam Vân Du xuất hiện tại mảnh đất Xứ Nghệ cũng khá lâu đời, vào khoảng những năm 40 của TK XX. Giống cam này nổi bật với cành khỏe, tán cây hình trụ, một vài cành sẽ có gai, cành rất dày. Quả cam Vân Du có hình tròn, lớp vỏ dày và khi ăn sẽ cảm nhận được vị dai hơn so với những loại cam khác. Đặc biệt, cam vinh chính hiệu Vân Du cho năng suất cao, có khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh tốt. Ngoài ra, nó còn có thể chịu hạn khỏe hơn so với những giống cam khác được trồng tại Nghệ An nên được nhiều người dân ở đây ưu tiên lựa chọn.
Cam chính hiệu Vân Du thường cho năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt
Giống cam Sông Con
Cam Sông Con được tạo ra từ phương pháp chọn lọc từ giống nhập nội. Sau khi được tạo ra từ phương pháp này, cây phát triển khá tốt, tạo ra cây con có tán hình cầu, nhiều cành, nhiều nhánh. Giống cam vinh Sông Con có hình cầu, trọng lượng khá nặng, lớp thịt mọng nước, có vị ngọt thanh.
Cam Sông Con dễ trồng, sinh trưởng tốt, quả ít hạt, vỏ mỏng nhưng cho năng suất thấp, có khả năng chống chịu sâu bệnh trung bình.
Cam sông con có lớp thịt mọng nước, vị thanh
Xem thêm: CAM SÀNH: MUA Ở ĐÂU LÀ NGON VÀ GIÁ TỐT NHẤT
Xem thêm: CAM SÀNH HÀM YÊN
Giống cam V2
Giống cam V2 là viết tắt của giống cam Valencia hay còn được gọi với tên gọi khác là “Cam hoa hậu”. Bởi lẽ xuất hiện cái tên này vì cam V2 thường có mẫu mã đẹp, màu sắc đậm đà, lớp vỏ mềm mịn và nhẵn. Bên cạnh đó, chất lượng và hương vị của cam V2 cũng vô cùng hấp dẫn, ngon miệng. Loại cam này gần như không hạt, ít xơ, múi cam mọng nước và có vị ngọt đậm đà.
Cam V2 gần như không hạt, ít xơ, đáng để thưởng thức
Kỹ thuật trồng cam Vinh
Nhiều người vì quá “mê hoặc” giống cam này nên muốn bắt tay vào chăm sóc, nuôi trồng cam Vinh trong vườn nhà để thoải mái thưởng thức vị ngon của nó cũng như tạo ra các nguồn lợi về kinh tế. Kỹ thuật trồng cam Vinh dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện công việc đó một cách dễ dàng.
Cách chọn giống cam Vinh
Chọn giống cam Vinh được đánh giá là bước quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam Vinh chất lượng. Bạn chọn được giống cam Vinh đạt chuẩn kết hợp cùng những yếu tố kỹ thuật khác thì chắc chắn sẽ có được kết quả như ý muốn. Nên chọn những giống cam Vinh sạch bệnh, có bộ rễ khỏe, mập và xanh tốt. Giống cam Vinh tốt nhất khi chúng có đường kính thân cây cách vị trí ghép khoảng từ 3 – 3,5cm. Chiều cao của cây ghép từ 30cm và đường kính thân của cây chiết khoảng 1cm.
Thời vụ và mật độ trồng
Điểm đặc biệt được xem là “dễ tính” nhất của cam Vinh chính là nó có thể trồng vào bất cứ mùa nào trong năm. Giống cam Vinh không kén chọn thời vụ. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, bạn nên trồng cam từ tháng 2 đến tháng 4 đối với các tỉnh miền Bắc.
Mật độ giữa các cây nên cách nhau khoảng 5m để cây sinh trưởng tốt. Khi cây lớn, tạo ra những tán cây khỏe, chúng sẽ không bị vướng vào nhau xảy ra các hiện tượng như gãy cành, rụng quả.
Cách trồng
Trước khi trồng, cần đào hố cho cây trước thời điểm trồng 1 tháng để tạo nên lớp đất đủ chất dinh dưỡng và điều kiện để cây phát triển. Có thể trồng cam Vinh qua các phương pháp ghép, giâm cành, trồng bằng bầu cây.
Đặt cành ghép, bầu cây,… xuống hố và tiến hành lấp đất. Để an toàn hơn cho quá trình sinh sôi của cây, bạn nên cắm bên cạnh chúng các phần cọc để ngăn chặn sẽ tàn phá của gió, những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến cây giống. Sau khi trồng, nên tưới cây thường xuyên để kích thích mọc rễ và cây có đủ nước để duy trì sự sống. Nếu có thể, hãy rắc cho chúng một lượng vừa đủ mùn rác, cỏ khô để tăng độ ẩm cho cây.
Cần có những cách chăm sóc cam Vinh đúng cách để cây ra hoa, kết quả như mong muốn
Cách chăm sóc
Khi đã hoàn thành xong cơ bản những bước đầu tiên, nắm giữ vị trí quan trọng trong quá trình trồng cây. Bạn cần chú ý đến các cách chăm sóc cây cam Vinh để chăm sóc chúng đều đặn, cung cấp cho cây đủ những dưỡng chất cần thiết, nước tưới và loại bỏ những yếu tố sâu bệnh gây hại cho cây.
Nên tưới nước 2 lần/1 ngày để tạo điều kiện cho cây phát triển hiệu quả. Nếu trồng cam Vinh với số lượng lớn, bạn có thể áp dụng tới cây bằng hệ thống tưới nước tự động để quá trình này diễn ra dễ dàng hơn.
Chú ý thường xuyên dọn cỏ, rác xung quanh cây để cây có thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng mà bạn cung cấp. Bón phân theo định kỳ, bạn nên bổ sung 30 – 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoặc các loại phân đạm, phân lân, phân hóa học tùy thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây.
Cách cắt tỉa
Cần cắt tỉa cho cây để chúng kích thích cây tạo tán, phát triển thành những cành con. Khi bạn cắt cành ngọn, sẽ tạo ra tán cây phát triển thành 3 – 5 cành cấp I. Từ những cành cấp I đó sẽ tạo ra các cành cấp II khác. Khi cắt, nên cắt sát thân cành để tạo ra các mô sẹo. Quá trình này sẽ góp phần tạo nên sự phát triển đồng đều của cam Vinh.
Phòng trừ sâu, bệnh hại
Những bệnh thường gặp ở cam Vinh có thể kể đến như: sâu đục thân, sâu đục cành, sâu vẽ bùa, nhện đỏ,… Bạn cần phân biệt rõ những loại bệnh này để có sự nhận biết đúng đắn về tình hình bệnh hại của cây để tìm ra các phương pháp chữa, hạn chế sâu bệnh cho cam Vinh.
Thời điểm sâu bệnh phá hoại cây nhiều nhất bạn cần lưu ý là vào tháng 2, tháng 10 hàng năm. Nên phun các loại thuốc như Trebon, sherpa,… khi cây nảy lộc non sẽ giúp hạn chế sâu bệnh tốt nhất. Nếu cam Vinh xuất hiện nhện đỏ, nên sử dụng thuốc Monocrophos 56%, sau đó phun với nồng độ 1- 2% (10- 20ml thuốc/10l nước). Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc Methamidophos 600 dạng nước p7ha nồng độ 1- 2% hoặc Kentan nồng độ 1- 2/1000 phun lúc cây đang ra lộc non. Tùy vào tình trạng sâu bệnh của cây sẽ có từng mức độ phun thuốc phù hợp.
Thu hoạch
Để thực hiện quá trình thu hoạch chuẩn xác nhất, bạn nên dùng kéo để cắt cuống quả, không nên dùng trực tiếp bằng tay không sẽ làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Khi hái, cần phân loại tình trạng, mức độ chín hoặc chất lượng của cam Vinh để tiết kiệm thời gian phân loại sau khi thu hoạch và cũng là để thuận tiện hơn cho quá trình bảo quản.
Xem thêm: CAM SÀNH BẾN TRE NỔI TIẾNG MIỀN TÂY
Xem thêm: CAM SÀNH BẮC TÂN UYÊN, ĐẶC SẢN BÌNH DƯƠNG
Dấu hiệu nhận biết cam Vinh
Với mỗi loại cam Vinh sẽ có từng cách phân biệt khác nhau. Trong bài viết này, Vin Fruit sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt đối với 4 loại cam Vinh nổi tiếng nhất Nghệ An vừa được giới thiệu ở trên nhé!
Cam Xã Đoài thường có lớp vỏ dày, nếu bạn dùng tay để bóc sẽ cảm nhận được độ giòn của vỏ. Khi bóc, cam sẽ tỏa ra mùi hương dễ chịu. Cam Xã Đoài lúc ăn sẽ thấy được vị ngọt, hương vị đậm đà sẽ ở lại trong vị giác của bạn rất lâu. Cam chín có màu vàng óng rồi chuyển dần qua màu vàng sẫm. Bên cạnh đó, cam Vân Du cũng có lớp vỏ dày nhưng khi ăn sẽ có độ giòn và dai hơn, vị ngọt thanh. Đặc biệt, cam Vân Du sẽ có nhiều hạt, cam khi cắt ra chỉ có màu vàng chứ không phải màu vàng óng như cam Xã Đoài.
Ngoài ra, cam Sông Con sẽ có hình cầu, vỏ mỏng, ít hạt và sẽ có một mùi thơm đặc biệt. Cam V2 thường sẽ bị thu hút nhiều hơn cả bởi bề ngoài đẹp mắt, lớp vỏ láng mịn, màu sắc đậm đà. Vậy cam vinh có ngọt không? Khi ăn, cam vinh V2 có độ ngọt rất vừa miệng, ít hạt, ít xơ và bã giòn. Mùa vụ của cam V2 thường đến trễ hơn so với những loại cam Vinh khác. Vì ra quả trái mùa kết hợp với độ xuất sắc tuyệt vời của nó nên cam V2 thường được bán với giá thành đắt đỏ hơn rất nhiều.
Cam V2 ra quả trái mùa nên có giá thành cao hơn so với các loại cam khác
Cách phân biệt các loại cam Vinh
Hiện nay, với sự nổi bật cùng chất lượng hài hòa của cam Vinh nên nhu cầu thưởng thức chúng của khách hàng cũng tăng cao hơn bao giờ hết. Lợi dụng thực trạng này, nhiều lái buôn đã thực hiện nhiều “chiêu trò” để qua mắt khách hàng. Để phân biệt và mua được cam Vinh đúng chuẩn, bạn nên dựa vào những cách như sau:
– Cam Vinh giá bao nhiêu? Hiện nay cam Vinh được bán trên thị trường không thể có giá dưới 50 ngàn đồng/kg. Nếu bạn mua được cam Vinh với mức giá rẻ hơn, đừng vội mừng vì chắc chắn bạn đã mua phải loại cam kém chất lượng.
– Mùa cam Vinh thường diễn ra vào khoảng tháng 9, 10 âm lịch đến tháng 2, tháng 3 âm lịch. Nếu bạn mua cam Vinh vào các thời điểm ngoài khoảng thời gian này mà vẫn thấy chúng được bán tràn lan, số lượng lớn thì chắc hẳn bạn đang bỏ tiền để mua một loại cam khác chứ không phải cam Vinh thượng hạng Xứ Nghệ.
– Cam vinh bán ở đâu? Hãy lựa chọn cho mình một địa điểm chuyên bán các loại cam, trái cây sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín và đảm bảo chất lượng. Một trong những gợi ý tốt nhất dành cho khách hàng chính là thương hiệu trái cây sạch Vin Fruit.
– Cam Vinh thường có lớp vỏ màu vàng, màu sắc sẽ không có sự đồng đều. Phần dưới của cam Vinh sẽ chín trước nên sẽ có màu sắc đậm hơn so với phần trên cuống.
– Vỏ cam Vinh hơi sần sùi, có một số vết rám nắng do được trồng tại khu vực miền Trung nhiều nắng, gió và khô hạn.
Cách bảo quản và sử dụng cam Vinh ngon nhất
Để cam Vinh giữ được độ tươi ngon, hương vị đậm đà và trọn vẹn hương vị, bạn có thể áp dụng những cách như sau:
- Bảo quản cam Vinh bằng vôi tôi: Cam Vinh sau khi mua về, bạn hãy rửa sạch và để ráo nước. Sau đó dùng khăn giấy để thấm khô và đảm bảo chúng đã hoàn toàn ráo nước. Phần cuống của quả bạn chỉ nên để chúng ở độ dài khoảng ½ cm. Tiếp đến, chấm vôi tôi vào vết cắt để cam không bị sâu, thối.
- Bảo quản cam Vinh bằng cát: Khi xếp cam vào thùng để bảo quản, hãy xếp xen kẽ cam với cát sạch. Sao cho phủ đầy cát lên từng lớp cam. Chú ý nên xếp phần cuống cam hướng lên trên.
- Bảo quản cam bằng baking soda: Nếu bạn chỉ biết đến baking soda với công dụng làm sạch đồ đạc mà không hề biết đến sự thần kỳ của nó trong việc bảo quản cam Vinh thì thật đáng tiếc. Bạn tiến hành pha hỗn hợp baking soda với nước rồi ngâm cam trong vòng 15 phút rồi vớt chúng ra, để ráo nước. Sau đó cho cam vào túi nilon, bọc kín và bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ cam được tươi ngon trong vòng 1 – 2 tháng.
- Bảo quản cam Vinh sau khi cắt: Nếu đã cắt cam ra nhưng không dùng hết. Hãy vắt chúng ra dưới dạng nước để dễ bảo quản hơn. Cho nước cam vào chai thủy tinh có nắp đậy (Nếu bạn sử dụng các chai thủy tinh có màu sậm sẽ phát huy tác dụng tốt hơn) sau đó bỏ chúng vào ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hấp dẫn về giống cam Vinh nổi tiếng tại mảnh đất xứ Nghệ. Vin Fruit hy vọng rằng bạn đã tham khảo được những thông tin bổ ích cho bản thân trong cách bảo quản, phân biệt và lựa chọn loại cam tốt nhất cho sức khỏe của gia đình mình.
Để tìm hiểu thêm về Cam, bạn hãy lần lượt đọc qua những bài viết tổng hợp từ VinFruits như:
Xem thêm: BẮC GIANG “LÀM GIÀU” NHỜ GIỐNG CAM LÀNG BỐ HẠ
Xem thêm: CAM SÀNH ĐEN HỮU CƠ
Tác giả: Vinfruits
Mỗi ngày một cốc nước cam tươi hoặc 1, 2 quả cam giúp trẻ em tăng cường tiêu hóa, bổ sung chất xơ, ngừa chứng táo bón. Phụ nữ sau sinh cũng nên dùng đều đặn 2 – 3 quả cam/tuần để bổ sung thêm vitamin có lợi, giúp làm đẹp da và giúp sữa mẹ thêm thơm ngon, bổ dưỡng. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một giống cam đặc sản cho nguồn dinh dưỡng hợp lý, đó chính là cam