Cam sành được trồng nhiều ở miền Tây, nhất là tại các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long. Cam sành có vỏ dày, màu xanh sẫm, cho nước vị ngọt chua, thanh mát. Nhiều năm qua, cam sành đã mang đến lợi nhuận kinh tế vô cùng lớn cho bà con nơi đây. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về giống cam sành miền Tây có nguồn gốc từ Việt Nam này nhé!
Cam sành vỏ mỏng, ruột vàng, mọng nước
CAM SÀNH Ở ĐÂU NGON NHẤT?
Ngoài các vùng Vĩnh Long, Hậu Giang trồng giống cam sành nổi tiếng trai to, mỏng vỏ và nhiều nước. Thì một số địa phương cũng bắt đầu nhân giống loại cam thơm ngon này như Cần Thơ, Trà Vinh, Bến Tre và một số tỉnh phía Bắc như cam sành Hàm Yên, Bắc Quang (Hà Giang), cam Bố Hạ (Bắc Giang).
Cam sành miền Tây
Đặc điểm cam sành ở mỗi vùng sẽ có sự khác nhau tùy vào kỹ thuật gieo trồng và chất lượng đất, nguồn nước. Tuy nhiên do cam sành có vị chua nên cách ăn cam sành là vắt lấy nước, pha thêm mật ong, đường để làm nước giải khát chứ không ăn tươi như các giống cam ngọt.
Phân biệt giống cam sành với các loại cam khác
Cam sành có vỏ sần, màu xanh bóng, trái to có thể lên đến 300gr. Tùy giống cam sành mà cho vỏ mỏng hoặc dày, có chứa nhiều tinh dầu. Múi cam khó tách khỏi vỏ, nhìn chung cam sành có nhiều xơ. Thịt cam màu vàng sẫm, tép cam mọng nước, có thể nói đây là giống cam cho nhiều nước nhất hiện nay. Hạt cam sành nhiều và to, hiện nay vẫn chưa có giống cam sành không hạt.
Ăn cam sành có tác dụng gì
Dinh dưỡng trong trái cam sành cực kỳ nhiều. Nước cam sành chứa hàm lượng cao các vitamin A, C, E, thiamin, Folate, Kali. Ngoài ra còn có chất xơ, một số khoáng chất cần thiết khác. Cam sành cũng là loại trái cây chứa hàm lượng chất béo và protein thấp nên phù hợp với người có nhu cầu làm đẹp, giảm cân và giữ gìn vóc dáng cân đối.
Cam sành rất tốt cho sức khỏe
Trái cam sành có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe . Bã cam có thể làm mặt nạ dưỡng da. Hạt cam phơi khô, đập dập để trong góc phòng trị kiến, gián. Vỏ cam thái mỏng là vị thuốc đông y chữa các bệnh cảm mạo, thương hàn. Lá cam có thể đun chín, kết hợp với một số lá thuốc khác làm bài xông trị cảm hiệu quả. Vậy nên khi đặt câu hỏi ăn cam sành có tốt không thì câu trả lời là “rất tốt”. >> Xem thêm: Nước cam vắt, tác dụng và cách pha nước cam tươi đúng cách
CAM SÀNH HỮU CƠ – CAM SÀNH LOẠI 1 MUA Ở ĐÂU?
Cam sành hữu cơ được nhà vườn trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây, đạt chất lượng trái to và hàm lượng dinh dưỡng cao, không phun xịt thuốc trừ sâu, không thuốc kích thích trái và các hóa chất độc hại. Cam sành loại 1 có thể tìm mua tại các vựa trái cây miền Tây, các chợ đầu mối có sạp trái cây uy tín, trong siêu thị và các cửa hàng trái cây nhập khẩu như Vinfruits. Bạn có thể liên hệ tại đây để mua được những trái cam sành thơm ngon, mọng nước và đảm bảo an toàn.
Cam sành là giống cây không theo mùa, có thể trồng và thu hoạch quanh năm. Hiện nay một số tỉnh huyện miền Tây như Châu Thành, Trà Ôn,…trồng cam theo kiểu “cam rau”, có nghĩa là lựa chọn những cây con giống khỏe, cho trái sớm trong năm đầu tiên, cứ hai vụ cam là đốn bỏ, trồng cây mới. Cách làm này dẫn đến việc cam sành không còn giữ đúng chất lượng như ban đầu, những trái cam chín ép, phun xịt thuốc tăng trưởng cũng gây hại cho người tiêu dùng nếu không chọn lựa kỹ.
GIÁ CAM SÀNH TẠI VƯỜN 2018
Trong năm qua, giá cam sành thu mua tại vườn với kích thước trái nhỏ vào khoảng 25.000đ – 30.000đ/kg. Các trái to đẹp, vỏ bóng, không trầy xước, còn cuống và cành xanh tươi với kích thước từ 250gr – 300gr/trái được nhà vườn bán ra với giá trên 35.000đ – 40.000đ/kg. Vậy nên, giá cam sành so ra không hề rẻ hơn các giống cam khác như cam vinh, cam canh, cam cao phong,…
Giá cam sành thường ít biến động
Tại các điểm thu mua và các chợ bán lẻ. Giá cam sành thường chỉ giao động ở mức 45.000đ – 55.000đ/kg chứ không cao hơn. Đây là mức giá ổn định cho loại cam này, vậy nên khi chọn mua cam sành, người tiêu dùng nên lưu ý vấn đề giá cả và chất lượng trái.
Cách lựa cam sành ngon
Sau đây là một số hướng dẫn lựa chọn cam sành trái ngon, cho nước nhiều và thanh mát : Cam sành khi chín trái vẫn xanh tươi, bóng đẹp, da cam sần sùi chứ không nhẵn. Lựa cam ngon nên lựa những trái tròn đều, không dập nát hoặc ám vàng (những điểm ám vàng là do ong chích, sâu đục trái). Trái cam cầm trên tay phải nặng, cứng chắc. Các trái mềm nhũn là đã bị dập, hư hỏng bên trong. Mỗi trái cam trọng lượng trên 250gr là cam ngon. Các trái nhỏ hơn là trái non, chín ép, cắt cành sớm,…sẽ không cho nhiều nước và nước cam bị nhạt. Cam sành bổ đôi có màu vàng cam bắt mắt, hạt phân bổ đều giữa các múi. Vỏ càng mỏng càng ngon. Các tép cam to và mọng nước, chỉ cần vắt nhẹ là nước cam chảy ra. Khi bổ ra những trái cam nào tép mỏng, khô, khó vắt nước là cam đã bị héo. Cam sành tươi ngon có vị chua và hương thơm đặc trưng chứ không ngọt lịm như các loại cam khác. Lưu ý khi mua cam sành có vị ngọt, nên hỏi rõ nguồn gốc, xuất xứ, giống cam,…để tránh mua nhầm cam sành Trung Quốc. Vinfruits hy vọng bài chia sẻ ngắn trên đây sẽ giúp quý khách tổng hợp được một số kinh nghiệm về cách lựa chọn cam sành ngon với giá cả hợp lý. Ngoài cam sành, Việt Nam còn có nhiều giống cam ngon, đạt tiêu chuẩn chất lượng và là giống cam sạch. Chẳng hạn như cam bù Hương Sơn, giống cam “lạ” nhưng ngon đặc biệt.
Xem thêm: KHÁM PHÁ GIỐNG CAM MẬT ĐỘC ĐÁO MIỀN TÂY
SO SÁNH CAM SÀNH VIỆT NAM & CAM SÀNH TRUNG QUỐC
Cam vàng Việt Nam (trên) và cam vàng Trung Quốc (dưới)
Cam không phải là loại trái cây hiếm ở Việt Nam và giá cũng ở mức phù hợp với thu nhập của đa số gia đình. Tuy nhiên, các giống cam “chính gốc”, cam ngon thì phải đợi đúng mùa vụ thu hoạch mới cho chất lượng trái to, thơm và ngon ngọt. Chính vì điều này mà một số tiểu thương không ngần ngại sang Trung Quốc nhập về các giống cam lai, cam trồng trái vụ và tiêm thuốc tăng trưởng để kích trái.
Những loại cam nhập theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc thường trải qua thời gian vận chuyển dài ngày, nên thương lái buộc phải tiêm, ngâm, dùng thuốc hóa học để bảo quản. Tránh cho trái cam bị hư hỏng, dập nát. Đây cũng chính là nguyên nhân cam Trung Quốc luôn nhìn có vẻ tươi mới nhưng thực ra bên trong đã khô cạn nước hoặc nứt cùi. Điều này nếu không phải người mua hàng thông minh thì khó nhận biết được.
Sau đây là một số cách phân biệt cam Việt Nam và cam Trung Quốc mà người tiêu dùng nên nắm rõ.
Đặc điểm về mùa vụ
Thường thì cam Việt Nam thu hoạch theo mùa và trồng theo phương pháp cam “sạch” không bón phân hóa học, không dùng thuốc kích trái. Mùa cam miền Bắc rơi vào dịp cuối đông tầm tháng 11 – 12 âm lịch, kéo dài đến sau Tết. Mùa cam miền Nam rơi vào tháng 2 – 3 hàng năm, một số giống cam trồng ở các tỉnh vùng núi như Hà Giang, Bắc Giang có mùa thu hoạch vào tháng 9 – 10 (tùy giống).
Khách mua hàng khi được giới thiệu về giống cam nên có sự hiểu biết nhất định về ngoại hình và mùa vụ. Hiếm khi nông dân Việt Nam trồng cam trái mùa, vì điều kiện thời tiết sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng trái, cam trái mùa thường có vị chua, quả còi cọc, ít nước và không thơm ngon bằng cam đúng vụ.
Cam Trung Quốc do trồng xen canh trái mùa và vài nơi do chạy sản lượng nên làm dụng thuốc tăng trưởng, thuốc kích trái. Ngay cả thương lái hầu như cũng không thể phân biệt loại cam đạt chất lượng an toàn thực phẩm với loại cam đã bơm thuốc tại nước bạn. Nên hầu như cam Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam và bán quanh năm mà không ai dám đảm bảo nguồn gốc và mức độ an toàn cho sức khỏe người dùng.
Xem thêm: CAM SÀNH BẮC QUANG “CAM SẠCH” HÀ GIANG
Đặc điểm về hình thức – ngoại hình
Không hiểu sao cam Trung Quốc luôn có ngoại hình đẹp và bắt mắt hơn rất nhiều giống cam Việt Nam. Đối với loại cam vỏ xanh : cam Trung Quốc luôn có vẻ ngoài nhẵn bóng, trơn mướt, không có ám vàng hay vết nám trên vỏ. Cam Việt Nam ngược lại khi chín trái dần ngả sang màu vàng, thân vỏ không được đẹp mà có phần hơi sạm nám, xấu xí.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể so sánh cuống lá và phần cắt cành : cam Trung Quốc cuống là và phần cắt cành thường bị khô héo (mặc dù nhìn trái vẫn còn tươi). Cam Việt Nam phần cành lá luôn còn tươi và nguyên vẹn do cam được cắt cây và đem bán ngay trong ngày.
Đặc điểm sau khi bổ/xẻ trái
Tiếp đến là phần vỏ cam sau khi bóc tách : vỏ cam Trung Quốc thường rất mỏng, ít tinh dầu. Vỏ cam Việt Nam thường dày và đậm mùi thơm do lớp tinh dầu trong vỏ khá nhiều và còn tươi.
Cam Trung Quốc có một đặc điểm là họ thường trồng giống cam không hạt, tép cam khô và thường ít nước, cùi mỏng và nhỏ. Cam Việt Nam đa phần có hạt (ngoại trừ một số giống cam cổ ở Hà Giang không hạt), tép cam Việt Nam to, mọng nước và nhìn luôn có vẻ tươi mới, cùi cam dày và to.
Đặc điểm về mùi vị
Bạn cũng có thể phán đoán về chất lượng và chủng loại cam Trung Quốc sau khi bổ/xẻ hai loại cam và để ngoài trời trong vòng một ngày. Cam Trung Quốc do được tẩm ướp chất bảo quản nên dù để ngoài trời từ sáng đến tối cũng không ngã màu, chỉ đổi vị hơi ủng và không có dấu hiệu bị hư. Cam Việt Nam sau khi bổ trái để đến chiều sẽ có mùi ôi, úng, nước cam chảy ra và chuyển dần sang vị chua đặc trưng. Tuy nhìn cam Việt Nam sau một ngày có vẽ không ngon nhưng bù lại đây là giống cam “sạch” an toàn cho bạn và gia đình thưởng thức.
Xét riêng về mùi vị khi thưởng thức hai loại cam Trung Quốc và Việt Nam khi trái còn tươi. Chúng ta có thể có một số nhận định chung như sau :
- Cam Trung Quốc : vị ngọt đường, không chua, không đậm đà, không dậy mùi thơm. Có cam giác như bạn uống một cốc nước ép đóng chai vị cam chứ không phải một cốc cam tươi.
- Cam Việt Nam : luôn có vị chua đặc trưng (ít hay nhiều tùy vào giống và mùa vụ), hương thơm rất đậm từ tinh dầu vỏ cam và tép cam, đôi khi có vị hơi nhẫn đắng với những trái nhiều hạt, nếu cam có vị ngọt thì lại rất đậm đà. Nói chung, khi uống một cốc cam tươi bạn cảm nhận được đầy đủ từ hương thơm đến mùi vị.
So sánh cam Trung Quốc và cam Việt Nam qua mùi vị là cách so sánh trực quan và dễ dàng phân biệt nhất. Ngay tại trong nước, việc phân biệt các giống cam cũng chủ yếu dựa vào ngoại hình và hương vị của từng loại cam. Vậy nên cam Việt Nam và cam Trung Quốc khi so sánh bằng cách này sẽ cho kết quả rõ rệt.
Để tìm hiểu thêm về Cam, bạn hãy lần lượt đọc qua những bài viết tổng hợp từ Vinfruits như:
Xem thêm: CAM SÀNH ĐEN HỮU CƠ
Xem thêm: CAM SÀNH BẾN TRE NỔI TIẾNG MIỀN TÂY
Xem thêm: CAM SÀNH BẮC TÂN UYÊN, ĐẶC SẢN BÌNH DƯƠNG
Đặc điểm về giá cả
Một điều chắc chắn là với sản lượng lớn như vậy thì cam Trung Quốc phải có giá cả tốt hơn rất nhiều so với cam Việt Nam. Riêng giống Cam sành vỏ xanh nhập về từ Trung Quốc thường chỉ có giá từ 10.000đ – 15.000đ/kg cam ( 6 – 7 quả). Cam Việt Nam loại này thường có giá giao động từ 20.000đ – 35.000đ/kg tùy kích thước trái và phân loại của nhà vườn.
Giống cam vỏ vàng, ruột đỏ và không hạt của Trung Quốc thường bị nhầm lẫn với một số loại cam ở miền Bắc như cam Bù, cam Cao Phong. Tuy nhiên giá cam Trung Quốc chỉ từ 35.000đ – 45.000đ/kg. Trong khi cam Việt Nam lại lên tới 65.000đ – 85.000đ/kg. Các giống cam được trồng theo tiêu chuẩn VietGap lại có giá trên 100.000đ/kg cam.
Việc giá cả chênh lệch cao phần nào cho thấy chất lượng và mức độ an toàn của cam Trung Quốc hoàn toàn không được đảm bảo. Vì vậy người tiêu dùng nên lưu ý đừng vì ham rẻ mà lựa chọn nhầm các loại cam xấu, có hại cho gia đình mình nhé.
Tác giả: Vinfruits