Hầu hết các bà mẹ đều không còn xa lạ gì với các thành phần dinh dưỡng có trong quả óc chó. Một số bà mẹ sau thai kỳ đã biết cách chế biến quả óc chó cho bé ăn dặm nhằm cung cấp đầy đủ hàm lượng canxi, sắt, các vitamin nhóm A, D và đặc biệt bổ sung lượng axit béo Omega-3, Omega-6 giúp cho sự phát triển toàn diện trí não của trẻ.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng về thực phẩm dành cho trẻ em, thì từ 4 đến 6 tháng tuổi đã nên cho bé ăn quả óc chó để bổ sung dưỡng chất vì sữa mẹ đã không còn cung cấp đủ cho sự phát triển hệ thống khung xương và não bộ cho trẻ nữa.
Đặc biệt cách cho bé ăn quả óc chó là do cơ thể người mẹ đã bắt đầu hấp thụ hàm lượng canxi, magie, sắt và khoáng chất một cách mạnh mẽ hơn chứ k chuyển vào sữa nữa.
Đây chính là thời điểm quan trọng nhất mà các bà mẹ nên quan tâm đến cách chế biến quả óc chó cho bé ăn dặm như thế nào để bổ sung các thành phần dinh dưỡng bị thiếu hụt đó.
Xem thêm: Cách nấu cháo với quả óc chó cho bé
Hãy cùng Vinfruits tìm hiểu về ích lợi của việc cho bé ăn quả óc chó như thế nào và cách chế biến hạt óc chó trong khẩu phần ăn dặm hàng ngày của trẻ nhỏ hàng ngày nhé!
Tác dụng của quả óc chó đối với trẻ em
Cho bé ăn quả óc chó là một cách bổ sung dinh dưỡng không thể thiếu trong quá trình tập ăn dặm và ăn dặm của trẻ. Trong hạt óc chó bao gồm các chất vi lượng và khoáng chất cần thiết như sau:
+ Vitamin nhóm B cần thiết cho việc hình thành và phát triển các mô não, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của hệ thống thần kinh trung ương ngay từ những năm tháng đầu đời.
+ Vitamin B9 kết hợp với Folate giúp hổ trợ xây dựng các tế bào hồng cầu cũng như phát triển tối đa các yếu tố di truyền từ ADN.
+ Hàm lượng chất xơ và các axit béo trong quả óc chó cho trẻ em góp phần chuyển hóa cacbohydrat thành năng lượng ngăn ngừa tình trạng thừa cân béo phì ngay từ bước khởi đầu ăn dặm của trẻ.
+ Ngoài ra, việc chế biến quả óc chó cho bé ăn dặm còn tăng cường các chất oxy hóa và chống viêm giúp hệ miễn dịch của trẻ có sức đề kháng khỏe mạnh.
Xem thêm: Tác dụng của quả óc chó với phụ nữ mang bầu
Trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó?
Khi trẻ được 4 tháng và mẹ đang lên kế hoạch ăn dặm thì nên bắt đầu tìm hiểu việc cho bé ăn quả óc chó như thế nào với khẩu phần bao nhiêu là vừa đủ.
Theo các tài liệu cũng như thực đơn cho trẻ bắt đầu ăn dặm thì việc chia nhỏ khẩu phần quả óc chó trong mỗi bữa ăn là quan trọng và cách chế biến hạt óc chó cho bé trong mỗi bữa theo tỷ lệ là ⅛ quả cho một xuất ăn bình thường.
Nếu bạn chia cho bé 5 bữa ăn hàng ngày bao gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ thì chỉ nên kết hợp óc chó trong 2 bữa phụ đó bằng cách trộn đều thức ăn với một chút bột óc chó xay nhuyễn.
Nếu bé còn đang trong giai đoạn bú mẹ xen kẽ với ăn dặm thì 1 phần ăn có kèm óc chó trong 1 ngày là vừa đủ dinh dưỡng.
Từ 8 tháng đến 1 năm tuổi bé bắt đầu có thể tăng khẩu phần ăn trong mỗi bữa gồm ¼ quả óc chó. Từ 1 đến 3 tuổi cơ thể bé hoàn toàn có thể dung nạp từ 1 – 3 quả óc chó một ngày.
Tương đương với ⅓ số lượng óc chó cần thiết cho một người lớn và có thể duy trì hoặc tăng số lương sau đó nếu bạn thấy bé tiếp thu tốt và phát triển vượt trội hơn.
Liên hệ: 091 4411 293
Fanpage: https://www.facebook.com/traicayvinfruits
Giao dịch trực tiếp tại Hà Nội và TPHCM. Nhận ship toàn quốc.
Cách chế biến quả óc chó cho bé ăn dặm
Có rất nhiều gợi ý và thực đơn dinh dưỡng có kèm theo cách chế biến quả óc chó cho bé ăn dặm.
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng đánh giá sự hấp thu chất dinh dưỡng của bé khi chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn lỏng rồi đến thức ăn cứng hơn, tạo cho bé phản xạ nhai, nuốt và kích thích hệ tiêu hóa phát triển với các loại thực phẩm khác nhau khi bé dung nạp vào cơ thể.
Sau đây là một số cách chế biến quả óc chó cho bé được Vinfruits tổng hợp từ các tài liệu dinh dưỡng về cách cho bé ăn hạt óc chó mà các mẹ có thể tham khảo và điều chỉnh thành phần sao cho phù hợp nhất với sự phát triển tối ưu của con mình:
Cháo yến mạch hạt óc chó
⅛ quả óc chó cho trẻ từ 4 – 6 tháng, ¼ quả óc chó cho trẻ từ 8 – 12 tháng xay nhuyễn theo dạng bột, 5gr – 10gr yến mạch nguyên cám ngâm mềm, 1 muỗng dầu gấc hoặc dầu oliu. Ninh nhừ với nước hầm xương hoặc nước khoáng tinh khiết, lọc qua ray cho nhuyễn mịn.
Súp óc chó rau củ quả
Mẹ có thể nghiền nhuyễn hạt óc chó cùng với các loại rau củ và thêm một số loại hạt có lợi khác như đậu nành, đậu đỏ, thêm vào dầu oliu hoặc dầu gấc để bổ sung vitamin A cho mắt. Sau đó nấu thành dạng bột lỏng, lọc qua ray, cho trẻ ăn thêm vào bữa phụ.
Sữa óc chó
cũng tương tự như việc chế biến sữa đậu nành và các loại sữa từ hạt khác. Mẹ xay nhuyển óc cho theo liều lượng phù hợp, sau đó kết hợp với sữa tươi không đường hoặc sữa công thức (nếu bé có dùng), chia thành nhiều phần nhỏ cho bé uống thêm vào các bữa phụ.
Đặc biệt chú ý nếu dùng quả óc chó như 1 loại sữa dinh dưỡng bổ sung chất xơ thì không nên quá liều lượng 1 lần/ngày. Lượng chất xơ quá dồi dào trong quả óc chó có thể làm bé bị tiêu chảy.
Đối với trẻ từ 3 – 5 tuổi đã qua độ tuổi ăn dặm, mẹ nên đập vụn óc chó thành dạng hạt vừa phải trộn đều vào khẩu phần ăn hàng ngày để tập cho bé phản xạ nhai đồ ăn cứng, giúp cho răng thêm chắc khỏe.
Khuyến cáo nếu có khi chế biến óc chó cho bé
Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng trong quả óc chó cực kỳ tốt cho sự phát triển của trẻ, nhưng cũng không tránh khỏi những phản ứng nhỏ nếu mẹ không quan tâm đúng cách đến việc cho trẻ ăn quả óc chó như thế nào.
Một số lưu ý mà Vinfruits khuyến cáo bạn nên chú ý khi chế biến quả óc chó cho trẻ:
- Tùy theo đổ tuổi mà chú ý đến liều lượng quả óc chó trong khẩu phần của trẻ
- Nếu mẹ có tiền sử dị ứng với quả óc chó từ trước khi mang bầu thì nên cân nhắc việc trẻ cũng có thể bị dị ứng khi ăn. Trường hợp này nên xin ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.
- Do thành phần trong quả óc chó rất giàu chất xơ nên nếu cho bé ăn quá nhiều óc chó trong một ngày kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác có thể gây triệu chứng tiêu chảy.
- Các trường hợp ngộ độc do ăn quá nhiều óc chó hiện chưa xảy ra tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ và giúp trẻ hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng phụ thuộc vào cách chế biển quả óc chó cho trẻ như thế nào.
Cuối cùng, nên tìm mua quả óc chó cho bé ăn dặm tại các địa chỉ uy tín, tìm hiểu rõ nguồn gốc và hàm lượng dinh dưỡng của mỗi loại.
>> Xem thêm: Những điều cần biết về quả óc chó mỹ (American walnuts)